– Từ sáng 30/7, tàu thuyền trong vịnh Bắc bộ sẽ không được ra khơi do sóng lớn. Các địa phương từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đang khẩn cấp thực hiện việc di dời dân đến nơi an toàn. 

Bão sẽ đổ bộ vào Thanh Hóa – Hà Tĩnh
Từ đêm mai (30/7) và ngày mai (31/7), tâm bão có thể sẽ đổ bộ vào Thanh Hóa – Hà Tĩnh. Lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ lên nhanh. Nhiều hồ chứa ở các tỉnh miền Trung hiện không đảm bảo an toàn
 
Bão áp sát Việt Nam, đề phòng lũ lớn
Hiện nay, bão số 3 đang mạnh cấp 10-11, giật cấp 12-13 và chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa 180km. Đến 4h sáng ngày 31/7, tâm bão sẽ đổ bộ vào vùng bờ biển Thái Bình – Nghệ An.
 
Nóng trong ngày: Bão mạnh trên Biển Đông
Bão mạnh trên biển Đông đang tiến vào đất liền; nhà sư trộm xe máy trở bạn gái; đắm thuyền trên sông Lam, Bộ GTVT mạnh tay với xe khách, 11 ngư dân gặp nạn trên biển... là những thông tin nóng trong ngày 28/7.
 
Bão di chuyển nhanh, chuẩn bị mưa lớn
13h ngày 30/7, tâm bão số 3 sẽ cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 300km về phía Đông. Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị có mưa lớn.
 
Bão mạnh dần, chuẩn bị phương án đối phó
Hiện nay, cơn bão Nock-ten đã đi vào biển Đông (cơn bão số 3). Các địa phương đang gấp rút chuẩn bị phương án phòng chống.


Cấm biển tàu thuyền từ sáng 30/7

Từ sáng 30/7, các địa phương ven biển sẽ cấm biển tàu thuyền để tránh thiệt hại (Ảnh: Quốc Huy)

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết hiện nay bão số 3 đang gây sóng lớn, biển động dữ dội. Hiện vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13, biển động dữ dội.

Ở vịnh Bắc Bộ từ đêm nay (29/7), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động dữ dội.

Lập ban chỉ huy tiền phương chỉ đạo công tác đối phó bão

Tại cuộc họp sáng 29/7 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cử 2 đoàn công tác đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để lập ban chỉ huy tiền phương, thực hiện kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác đối phó với bão.

(Chinhphu.vn)

Trước tình hình này, trong buổi họp giao ban sáng 29/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã đề nghị Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép thực hiện lệnh cấm biển các tàu thuyền ở vùng có khả năng ảnh hưởng của bão vào sáng 30/7 từ bắc vĩ tuyến 17 trở ra để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Dự báo vùng ảnh hưởng của bão số 3 rất rộng lớn, kéo dài từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, trong đó khu vực trung tâm có tâm bão đi qua có thể là từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh từ chiều và đêm 30/7, gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Trước diễn biến này, Phó Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh từ Thái Bình đến Thừa Thiên Huế, căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể của địa phương, quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi.

Song song với đó là triển khai kiểm tra, có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các công trình xây dựng, bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình đang thi công, chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện việc di dời, sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

Bão số 3 tiến nhanh vào đất liền

Lúc 4h chiều ngày 29/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 580km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Đến 16 giờ ngày 30/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 170km về phía Đông (Ảnh: NCHMF)

Đến 16 giờ ngày 31/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm

Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép thực hiện lệnh sơ tán dân cư ra khỏi các vùng nguy hiểm để giảm thiểu thiệt hại. Việc sơ tán dân cư phải được thực hiện xong trước 15h ngày 30/7 (đêm 30/7, rạng sáng 31/7 là tâm bão sẽ đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh cấp 10).

Hiện nay, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết đã thực hiện di dời được 72.000 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm (gần biển, vùng trũng, thấp).

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hoá cho biết ngày 29/7 ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh đã giao tránh nhiệm cho Bộ đội biên phòng phối hợp với người dân vùng ven biển kêu gọi các tàu thuyền trên biển vào nơi cứ trú an toàn.

Bắt đầu từ sáng nay (29/7) Thanh Hóa đã cấm tuyệt đối không cho các tàu thuyền ra ngoài biển.

Tàu thuyền đã vào bờ neo đậu an toàn (Ảnh: Quốc Huy)

Tỉnh đã chỉ đạo tất cả các huyện cho tiêu nước đệm ở các hồ chứa đề phòng mưa lớn ngập lụt. Tất cả các chủ đầu tư các công  trình đê điều huy động phương tiện để đắp trả lại các đoạn đê cắt hở ra để thi công và phải xong trước 16h ngày 29/7. Đồng thời phải chuẩn bị sẳn sàng phương tiện và vật tư đề phòng đê có nứt vỡ để xử lý.

Các huyện vẹn biển phải sẵn sàng phương án di dân và sơ tán vùng từ 500m nước trở vào sẵn sàng sơ tán và yêu cầu các hộ chuẩn bị lương thực đồ ăn trong vòng 2 – 3 ngày tới. Dự tính số dân phải di dời ở nơi các vùng biển vào khoảng 72.000 người (số người cách biển 200 m là khoảng 60.000 người). Đối với người dân ở vùng miền núi có nguy cơ sạt lở cũng phải di chuyển sang vùng an toàn.

Ban chỉ đạo cũng chỉ đạo các huyện, thị phân công lực lượng trực ở vị trí xung yếu bảo có thể vào để xử lý và 4h chiều 29/7 phải có báo cáo với Ban chỉ đạo phồng chống lụt bão của tỉnh.

Liên quan đến 107 hồ chứa nước không an toàn, ông Quyền cho biết: Các hồ chứa nước do các xã quản lý và có nguy cơ tràn vỡ vì chưa có điều kiện tu bổ. Những hồ này trong trường hợp tràn vỡ thì cũng chỉ ảnh hưởng đến hoa màu chứ không thể gây thiệt hại gì lớn vì các hồ này là hồ nhỏ.

Tại Nghệ An, hiện nay tại bờ biển Nghệ An có mưa nhỏ rải rác, mực nước biển Cửa Lò, Cửa Hội dâng cao hơn 1m so với bình thường.

Công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bão số 3 tại Nghệ An cơ bản đã được triển khai trên diện rộng, từ chuẩn bị kỹ về nhân lực, vật lực và các nhu yếu phẩm cần thiết.

h
Ngư dân Nghệ An neo đậu tàu thuyền (Ảnh: Quốc Huy)

Hiện đã có 4.367 tàu thuyền với 22.419 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản đã vào bờ trú ẩn an toàn.

Hiện còn có 115 phương tiện tàu thuyền với 581 lao động vẫn đang hoạt động trên biển, gồm có: 28 phương tiện ở vùng biển Hà Tĩnh, 84 phương tiện tại vùng biển Thanh Hoá và 3 phương tiện tại vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu.

Nhiều công trình thuỷ lợi ở các huyện Nam Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Cửa Hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng và nhiều Km tuyến đê đã được gia công kiên cố.

Các địa phương ven biển như Cửa Hội, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và các kiốt ven biển đang được người dân khẩn trương chống bão bằng- (Ảnh: Quốc Huy)

 

 
 

 

Người dân Nghệ An đang gấp rút chằng chống nhà cửa, hàng quán (Ảnh: Quốc Huy)

Có mặt tại bờ biển, đồng chí Trần Văn Long, Chính trị viên Hải đội 2 Bộ đội Biên Phòng Nghệ An cho biết: “Hiện chúng tôi đã chuẩn bị 5 tàu chiến sẵn sàng túc trực 24/24 tại bờ biển. Mỗi tàu có 10 đổng chí luôn trong tâm thế sẵn sàng”.

Lực lượng bộ đội Biên phòng Hải đội 2 đã mang nhiều thiết bị máy nổ lên tàu để đề phòng mất điện khi ứng cứu bão đổ bộ.

Tại Hà Tĩnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đang tiến hành những biện pháp chuẩn bị gấp rút đối phó với cơn bão số 3. Tất cả các tàu thuyền đã liên lạc được và sẵn sàng di dời khoảng 30 nghìn dân để tránh bão

Để đối phó với cơn bão số 3 có khả năng đổ bộ vào Hà Tĩnh, một cuộc họp nhanh đã diễn ra sáng ngày 29/7 tại xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, nơi đang diễn ra cuộc diễn tập phòng thủ toàn diện. Theo đó, Ban PCLB sẽ tiến hành kiểm tra các công trình thuỷ lợi, các vùng có khả năng bị ảnh hưởng của bão.

Tàu thuyền đang tránh bão tại cảng cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Ảnh: Duy Tuấn)

Phương án di dời dân để tránh bão cũng đã được đề ra. Khoảng 20.000 người dân tại các xã ven biển thuộc 4 huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh sẽ được di dời lên vùng an toàn trước khi có bão đến.

Thông tin từ Trung tâm An toàn nghề cá, hiện cơ quan này đã liên lạc được với hơn 1000 tàu thuyền với 2.500 người đang đánh bắt trên biển để có thể vào nơi trú ẩn an toàn.

Những công việc gấp rút khác cũng đang được khẩn trương tiến hành để đối phó với cơn bão số 3.

Theo báo điện tử Chinhphu.vn, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung và Tây Nguyên cho biết hiện các địa phương trong khu vực đang triển khai đối phó với bão số 3. Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình đã có công điện cho các đơn vị, địa phương của tỉnh để chủ động triển khai đối phó với bão số 3.

  • Cẩm Quyên – Vũ Điệp – Duy Tuấn – Quốc Huy