HTML clipboard

– Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương sáng 30/7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết các địa phương phải hoàn thiện công tác phòng chống muộn nhất lúc 12h trưa nay, bởi bão số 3 sẽ đổ bộ sớm hơn dự kiến.

Bão sẽ đổ bộ vào Thanh Hóa – Hà Tĩnh
Từ đêm mai (30/7) và ngày mai (31/7), tâm bão có thể sẽ đổ bộ vào Thanh Hóa – Hà Tĩnh. Lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ lên nhanh. Nhiều hồ chứa ở các tỉnh miền Trung hiện không đảm bảo an toàn
 
Bão áp sát Việt Nam, đề phòng lũ lớn
Hiện nay, bão số 3 đang mạnh cấp 10-11, giật cấp 12-13 và chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa 180km. Đến 4h sáng ngày 31/7, tâm bão sẽ đổ bộ vào vùng bờ biển Thái Bình – Nghệ An.
 
Nóng trong ngày: Bão mạnh trên Biển Đông
Bão mạnh trên biển Đông đang tiến vào đất liền; nhà sư trộm xe máy trở bạn gái; đắm thuyền trên sông Lam, Bộ GTVT mạnh tay với xe khách, 11 ngư dân gặp nạn trên biển... là những thông tin nóng trong ngày 28/7.
 
Bão di chuyển nhanh, chuẩn bị mưa lớn
13h ngày 30/7, tâm bão số 3 sẽ cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 300km về phía Đông. Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị có mưa lớn.
 
Bão mạnh dần, chuẩn bị phương án đối phó
Hiện nay, cơn bão Nock-ten đã đi vào biển Đông (cơn bão số 3). Các địa phương đang gấp rút chuẩn bị phương án phòng chống.

 

 

4h chiều nay bão vào Thanh Hóa – Hà Tĩnh

Vùng tâm bão đi qua sẽ là 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó 2 tỉnh nằm gọn trong tâm bão là Thanh Hóa, Nghệ An. Khu vực có gió mạnh, mưa lớn kéo dài từ ven biển Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.

Theo dự báo ban đầu, dự kiến đêm nay (30/7), rạng sáng ngày mai (31/7) bão số 3 mới đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, trong đêm 29/7, bão số 3 đột ngột tăng tốc (lên 20-25km) khiến thời điểm đổ bộ sẽ diễn ra sớm hơn.

Dự kiến khoảng 16h ngày 30/7, bão sẽ đổ bộ vào đất liền. Khi đổ bộ, sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Trước đó khoảng 2 tiếng, gió mạnh và mưa lớn đã bắt đầu quét tới.


 
Vùng tâm bão đi qua sẽ là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: NCHMF
 

Một trong những lo ngại hiện nay là thời điểm bão đổ bộ (4h chiều) sẽ trùng với thời điểm thủy triều dâng. Xung quanh thời điểm bão đổ bộ, nước biển tại các tỉnh này có thể dâng cao 3-5m.

Trước tình thế này, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện khẩn ngay trong đêm 29/7, gửi 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An để thông báo những diễn biến mới nhất như trên, đồng thời yêu cầu 2 tỉnh triển khai mọi biện pháp di dời dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân địa phương, kêu gọi và kiểm đếm tàu thuyền, vv…

Tất cả công tác chuẩn bị tại 2 tỉnh này phải được thực hiện xong trước 12h trưa nay.

Mọi công tác chuẩn bị đối phó với bão phải thực hiện xong trước 12h trưa nay (Ảnh: Quốc Huy)
 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết ngoài chuyện tăng tốc thì cơn bão vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ (về hướng đi, cường độ) nên cần phải cảnh giác cao độ.

Bắt đầu từ sáng nay, toàn bộ các phương tiện bị cấm biển, bắt đầu từ bắc vĩ tuyến 17.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết cơn bão này sẽ gây ra mưa vừa ở Bắc Bộ (100 mm) nhưng sẽ gây mưa lớn ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (200 – 300 mm), vùng núi có nguy cơ bị sạt lở đất. Dự kiến mưa lớn sau bão sẽ không kéo dài.

Sơ tán hơn 500.000 người tại 9 tỉnh

Hiện nay đã có 9 tỉnh thực hiện di dân tránh bão (gồm Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) với tổng cộng 500.328 người (trong đó có những khu vực thực hiện di dân tại chỗ).

Báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực – Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội biên phòng cho đến 6h ngày 30/7 đã thông báo được tổng số 42.215 tàu, thuyền/198.367 lao động và 1.980 lồng bè/4.136 người  biết vị trí, diễn biến của bão

Ngoài thuyền của ngư dân Quảng Ngãi bị đánh chìm, được 1 tàu Phillipines cứu sống thì ngày 29/7 đã có thêm 2 tàu (của Hải Phòng và Quảng Bình) bị hư hỏng trong lúc trên đường vào trú tránh bão tại Cửa Tùng. Tàu này có 9 lao động, bị sóng đánh gãy đuôi tàu, đồn biên phòng 204 Quảng Trị đã cứu được 9 lao động đưa vào bờ an toàn lúc 9h ngày 29/7/2011.

1 tầu HP1061 của Hải Phòng với 5 lao động trên đường vào tránh bão bị mất lái đâm vào kè đá bị vỡ mũi tầu, không có thiệt hại về người.

Bão còn cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 230km

Do ảnh hưởng của bão số 3 trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9).

Hồi 7 giờ ngày 30/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 230km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km.

Như vậy khoảng trưa nay (30/7) bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.

Đến 16 giờ ngày 30/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh bắc Trung Bộ.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Dự kiến sau khi đổ bộ lúc 4h chiều nay, bão số 3 tiếp tục di chuyển sâu vào bên trong đất liền và suy yếu thành một áp thấp.

Ngày mai, áp thấp này sẽ suy yếu tiếp thành một vùng áp thấp trên biên  giới Việt – Lào.

Hiện nay, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động rất mạnh.

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, có nơi cấp 7, giật cấp 8.

Phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m.

 

Cẩm Quyên