- Anh tình nguyện nuôi các con em ăn học tới nơi tới chốn. Anh cũng rất chiều em, chuyến đi này anh tài trợ…
TIN BÀI KHÁC:
Kế hoạch đắng...
Tham vọng đổi đời, em dứt tình sinh viên
“Tôi sẽ chết xanh cỏ cho em xem…”
Anh hứa em mới 19, giờ 30 em vẫn đợi…
“Nàng chơi quá, tôi chiều sao nổi?”
Lấy chồng sắp đặt, tôi thành cô Mị thời nay
Tham vọng đổi đời, em dứt tình sinh viên
“Tôi sẽ chết xanh cỏ cho em xem…”
Anh hứa em mới 19, giờ 30 em vẫn đợi…
“Nàng chơi quá, tôi chiều sao nổi?”
Lấy chồng sắp đặt, tôi thành cô Mị thời nay
Lâu ngày không gặp nhau, chị em tôi ước ao có ngày gặp mặt hàn huyên cho bõ những ngày xa nhau. Tôi là giáo viên, đồng lương ít ỏi chỉ đủ sống nói chi đến việc đi miền Nam, lưu trú hàng tháng trời thăm họ hàng mà hơn nửa thế kỉ chưa gặp mặt. Cô em tôi cũng vậy: em không việc làm, chạy đầu chợ cuối chợ buôn đi bán lại vài mớ rau lấy chênh lệch nuôi hai con trai đang học phổ thông.
Em theo cha mẹ vào Sài Gòn từ bé. Bố mẹ mất, anh chị em lấy chồng ai lo phận nấy. Em là út, lập gia đình khi bố mẹ đã khuất núi cả. Chồng em chết về ung thư, để lại cho em căn nhà cấp bốn và gánh nặng nuôi hai con ăn học. Là con út, được bố mẹ chiều chuộng, em chỉ học không biết làm gì nên khi bố mẹ mất đi em chới với. Em là cô gái nhan sắc nên cô lấy chồng rất nhanh và từ đó sống nhờ chồng. Không may chồng em mất vì bạo bệnh, em bơ vơ với gánh nặng không ai đỡ đần.
Tôi và em vẫn liên lạc với nhau và ước ao một ngày nào đó chị em gặp nhau. Hà Nội - Sài Gòn xa xôi, đâu có dễ ước là được nhưng rồi tôi được tin em ra Hà Nội, mời tôi tới gặp. Tôi mừng rỡ nhưng không khỏi thắc mắc: Em làm sao mà ra Hà Nội được?
Ảnh minh họa |
Nhà em hẹn tôi tới chơi ở trên đường LD. Thấy tôi tới em đon đả mời vào và giới thiệu: Đây là em anh T bạn em và đây là anh chị em ở Hà Nội. Chị chủ nhà chào tôi lịch sự nhưng miễn cưỡng và lạnh lùng. Trong đầu tôi một dấu hỏi lớn muốn được em giải đáp.
Em ra Hà Nội lần này đi với anh T, em quen trong một lần đi chùa nghe khóa giảng kinh. Anh T là kĩ sư của chế độ cũ nay anh hành nghề xem tướng số đông khách lắm. Anh góa vợ đã lâu và các con anh thành đạt, đang sống ở nước ngoài. Anh không thiếu gì, chỉ cần em làm bạn anh thôi. Anh tình nguyện nuôi các con em ăn học tới nơi tới chốn. Anh cũng rất chiều em, chuyến đi này anh tài trợ…
Tôi hiểu ra sự lạnh lùng của em gái anh T. Anh T rất nhiệt tình với tôi, mặc dù lúc đó anh gần 70 nhưng nhất định gọi tôi bằng chị và xưng em ngọt xớt. Cô em tôi thì ra sức khoe gia đình mình ở Hà Nội bề thế, nhiều người đỗ đạt…Cô nói tiếp: Anh ấy vừa mua máy tính cho con em.
Bẵng đi một dạo, cô em tôi báo tin là con trai đã tốt nghiệp Đại học. Anh T tìm việc cho cháu rồi, chị vào chơi với em và mừng cho cháu.
Tôi mừng rỡ về chuẩn bị và lên đường vào ngay. Ra đón tôi có cả anh T. Anh vẫn chị chị em em với tôi mặc dù tôi kém anh nhiều tuổi. Bữa ăn chiều hôm đó anh T chiêu đãi tôi trên bờ sông Nhiêu Lộc. Anh rất chiều cô em tôi và chỉ mong tôi khuyên cô em đừng đi Canada thăm thân nữa: Em sẵn sàng chịu mọi tốn kém để C đi, nhưng chị khuyên C đừng ở lại nữa.
Tôi biết ước muốn của em tôi là thăm thân nhân ở bên nước ngoài, nhưng chưa thực hiện được. C bảo tôi: Chị yên tâm, em đi rồi về mà. Bao giờ em bỏ anh T của em được. Thế rồi C lên đường trong sự tài trợ đầy đủ của anh T, còn anh T trong hôm tiễn mặt buồn thiu…sợ cô bạn gái không về.
Rồi C cũng trở về, anh T hân hoan đi đón, lại bảo trợ đầy đủ. Anh nói với các con C lúc này đã công ăn việc làm đàng hoàng: các cháu nói mẹ cháu về ở hẳn với chú, chú chăm sóc mẹ cháu.
Lần sau, tôi vào Sài Gòn dự cưới cháu thứ hai của C. Anh T như một người bố thực thụ lo cho ngày cưới của con trai. Đám cưới cháu là một đám cưới lớn và hạnh phúc. Tôi thầm nghĩ: thế là cô em ước gì được nấy rồi.
Bẵng một thời gian, tôi được biết em tôi đã xuống tóc đi tu. Thư cho tôi em chỉ nói: Em đã làm xong nhiệm vụ, em quy y cửa phật, sớm tối đèn nhang, quên mọi phiền lụy. Anh T lúc đầu không ưng nhưng em thuyết phục mãi cũng đồng ý, anh ấy vốn chiều em mà.
Tôi cũng không biết nói thế nào: Hai người cô đơn nương vào nhau để sống, về cuối đời khi sức khỏe đã cạn lại mỗi người mỗi nơi, không biết nên buồn hay vui đây!
Hoàng Thị Nguyệt
Em ra Hà Nội lần này đi với anh T, em quen trong một lần đi chùa nghe khóa giảng kinh. Anh T là kĩ sư của chế độ cũ nay anh hành nghề xem tướng số đông khách lắm. Anh góa vợ đã lâu và các con anh thành đạt, đang sống ở nước ngoài. Anh không thiếu gì, chỉ cần em làm bạn anh thôi. Anh tình nguyện nuôi các con em ăn học tới nơi tới chốn. Anh cũng rất chiều em, chuyến đi này anh tài trợ…
Tôi hiểu ra sự lạnh lùng của em gái anh T. Anh T rất nhiệt tình với tôi, mặc dù lúc đó anh gần 70 nhưng nhất định gọi tôi bằng chị và xưng em ngọt xớt. Cô em tôi thì ra sức khoe gia đình mình ở Hà Nội bề thế, nhiều người đỗ đạt…Cô nói tiếp: Anh ấy vừa mua máy tính cho con em.
Bẵng đi một dạo, cô em tôi báo tin là con trai đã tốt nghiệp Đại học. Anh T tìm việc cho cháu rồi, chị vào chơi với em và mừng cho cháu.
Tôi mừng rỡ về chuẩn bị và lên đường vào ngay. Ra đón tôi có cả anh T. Anh vẫn chị chị em em với tôi mặc dù tôi kém anh nhiều tuổi. Bữa ăn chiều hôm đó anh T chiêu đãi tôi trên bờ sông Nhiêu Lộc. Anh rất chiều cô em tôi và chỉ mong tôi khuyên cô em đừng đi Canada thăm thân nữa: Em sẵn sàng chịu mọi tốn kém để C đi, nhưng chị khuyên C đừng ở lại nữa.
Tôi biết ước muốn của em tôi là thăm thân nhân ở bên nước ngoài, nhưng chưa thực hiện được. C bảo tôi: Chị yên tâm, em đi rồi về mà. Bao giờ em bỏ anh T của em được. Thế rồi C lên đường trong sự tài trợ đầy đủ của anh T, còn anh T trong hôm tiễn mặt buồn thiu…sợ cô bạn gái không về.
Rồi C cũng trở về, anh T hân hoan đi đón, lại bảo trợ đầy đủ. Anh nói với các con C lúc này đã công ăn việc làm đàng hoàng: các cháu nói mẹ cháu về ở hẳn với chú, chú chăm sóc mẹ cháu.
Lần sau, tôi vào Sài Gòn dự cưới cháu thứ hai của C. Anh T như một người bố thực thụ lo cho ngày cưới của con trai. Đám cưới cháu là một đám cưới lớn và hạnh phúc. Tôi thầm nghĩ: thế là cô em ước gì được nấy rồi.
Bẵng một thời gian, tôi được biết em tôi đã xuống tóc đi tu. Thư cho tôi em chỉ nói: Em đã làm xong nhiệm vụ, em quy y cửa phật, sớm tối đèn nhang, quên mọi phiền lụy. Anh T lúc đầu không ưng nhưng em thuyết phục mãi cũng đồng ý, anh ấy vốn chiều em mà.
Tôi cũng không biết nói thế nào: Hai người cô đơn nương vào nhau để sống, về cuối đời khi sức khỏe đã cạn lại mỗi người mỗi nơi, không biết nên buồn hay vui đây!
Hoàng Thị Nguyệt
Thể lệ tham dự viết “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”: Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những câu chuyện đặc biệt cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Bạn đọc chia sẻ bài viết từ đầu tháng 10 đến hết 31/12/2012. |