- Chúng tôi chưa nắm rõ các quy định luật pháp về việc ông bà/cô chú giành quyền nuôi cháu từ mẹ cháu khi bố cháu đã mất.

TIN BÀI KHÁC

Anh trai tôi và vợ cũ có một bé trai 3 tuổi, tuy nhiên hai vợ chồng sống li thân từ khi bé được 1 tuổi. Bé trai về ở với mẹ. Anh trai tôi hiện mới qua đời, trước đó cũng đã kịp làm thủ tục li hôn. Nay chị dâu tôi đang tính chuyện kết hôn với 1 người Việt mang quốc tịch Mỹ và định đưa cháu trai tôi cùng sang Mỹ sau khi kết hôn. 

Tuy nhiên gia đình tôi không mong muốn điều đó vì gia đình tôi muốn giành quyền nuôi cháu bé. Thực tế hiện nay gia đình tôi có điều kiện hơn và vẫn chu cấp hoàn toàn tiền học phí và sinh hoạt của cháu bé.

Họ hàng bên nhà chị dâu tôi cũng mong muốn cháu tôi được về ở với ông bà nội. Giờ mong muốn của gia đình tôi là cháu bé sẽ được giao cho bên nội chăm sóc, cụ thể là vợ chồng tôi sẽ nhận trách nhiệm nuôi dạy cháu cùng ông bà nội của cháu. Tuy nhiên chúng tôi chưa nắm rõ các quy định luật pháp về việc ông bà/cô chú giành quyền nuôi cháu từ mẹ cháu khi bố cháu đã mất?

(Ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điều 34, điều 36, điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định thì việc chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con là quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ.

Do vậy, trong trường hợp của bạn vừa nêu, nếu chị dâu bạn không thuộc trường hợp quy định tại điểu 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời không có bản án có hiệu lực của tòa án tuyên hạn chế quyền của chị dâu bạn đối với người con thì bạn và gia đình bạn không có quyền ngăn cản việc chị dâu bạn đưa con ra nước ngoài.

Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phát tán tài sản của con; có lối sống đồi trụỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).