- Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian nghỉ thai sản chung cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 06 tháng chứ không quy định riêng theo từng điều kiện lao động, tính chất công việc độc hại và xa xôi hẻo lánh hay cho các trường hợp khác. 

TIN BÀI KHÁC

Tôi là giáo viên mầm non. Tôi bị tai nạn lao động với thương tật là 51%. Tôi được biết theo quy định trong luật cũ nghỉ thai sản 4 tháng được áp dụng thì tôi được nghỉ 6 tháng theo phần trăm thương tật. Vậy xin quý luật sư cho tôi biết luật mới quy định được nghỉ 6 tháng thì với tôi sẽ được nghỉ mấy tháng theo luật bảo hiểm tai nạn? trangsupler@...

(Ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 1994, hiệu lực từ 01.01.1995 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2002 có hiệu lực từ 01.01.2003 thì thời gian nghỉ thai sản tính như sau:

Điều 114

1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.

2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Bộ Luật lao động 1994 là từ 4 đến 6 tháng tùy theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và xa xôi hẻo lánh. Trường hợp của bạn bị tai nạn lao động với tỷ lệ thương tật là 51% nên bạn được nghỉ thai sản với thời gian là 06 tháng.

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 có hiệu lực từ 1/5/2013 quy định chế độ thai sản như sau:

Điều 157. Nghỉ thai sản

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo luật mới, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian nghỉ thai sản chung cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 06 tháng chứ không quy định riêng theo từng điều kiện lao động, tính chất công việc độc hại và xa xôi hẻo lánh hay cho các trường hợp khác.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).