- “Con chỉ có ước mơ duy nhất mẹ có tiền để con tiếp tục được học. Con sẽ cố gắng học giỏi để sau này có thể trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho em và mọi người. Nhưng con chẳng biết có được học nữa hay không, mấy lần mẹ nói con nghỉ học phụ mẹ vì nhà nghèo quá. Mỗi lần như vậy con lại năn nỉ xin mẹ cho học tiếp. Con chẳng biết mẹ để con học đến khi nào…”, đó là tâm sự của em Trần Thị Thanh Ngân.

TIN BÀI KHÁC:

Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa cánh đồng
Ngày mồng 7 Tết, chúng tôi từ TP. Hồ Chí Minh về tới Long An (số nhà 34, ấp Lục Trung, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, Long An) mất hơn giờ đồng hồ chúng tôi mới tìm được nhà Thanh Ngân. Ngôi nhà nhỏ của gia đình em nằm chênh vênh giữa cánh đồng. Con đường vào nhà chính là những bờ ruộng gồ ghề. Vì không quen thuộc đường nên chúng tôi chỉ dám dắt xe đi bộ 500 mét từ ngoài đường để vào nhà em.

Trong ngôi nhà tình thương được địa phương xây cho gia đình em trống hơ trống hoác không một vật dụng gì có giá. Nếu không có chị em Ngân đang chơi trong nhà thì có lẽ ai đi qua cũng nghĩ đây là một ngôi nhà hoang.



Trong nhà không có tài sản gì đáng giá, gian bếp thì trống trước hở sau
Trong nhà hầu như không có một thứ vật dụng gì, nếu có thì đó chỉ là những món đồ tồi tàn cũ nát. Vụ gặt vừa xong nhưng nhìn quanh trong nhà chúng tôi cũng chỉ thấy một bao thóc (lúa) chừng khoảng 20kg. Cả gia đình em không có nổi một chiếc giường mà chỉ có vài manh chiếu trải xuống đất để ngủ. Căn bếp tạm bợ trống trước hở sau, có lẽ chỉ một cơn gió nhẹ cũng có thể siêu vẹo bất cứ lúc nào.

Mặc dù gia đình em còn muôn vàn khó khăn nhưng em luôn luôn cố gắng trong học tập, 7 năm liền đạt học sinh khá giỏi. Năm nay Ngân mới 13 tuổi đầu nhưng những việc nấu cơm, giặt giũ quần áo, chăm đứa em bị bệnh liệt nằm một chỗ từ nhiều năm nay đều đến tay em. Sau Ngân còn hai em là Trần Tấn Tài (11 tuổi) cũng là học sinh khá giỏi.

Bé Quang Linh bị tật từ nhiều năm nay không biết nói, đi đứng phải luôn phải có người chăm sóc
Đứa em út là Trần Vũ Quang Linh bị bệnh từ khi mới được 5 tháng tuổi, bây giờ Linh chỉ ngồi một chỗ không thể tự chăm sóc cho bản thân được. Linh không biết nói, không vận động chỉ ngồi một chỗ vì hai bàn tay bàn chân co quắp lại. Mọi sinh hoạt của Linh đều phải phụ thuộc vào người khác.

Không thể ở nhà chăm sóc cho Linh được vì còn phải kiếm tiền nuôi cả gia đình nên chị Phượng đã muốn Ngân nghỉ học ở nhà chăm em phụ mẹ đi làm.

Anh Trần Văn Chiến – bố của Ngân ngoài những lúc làm việc nhà, ai thuê gì anh làm nấy mong kiếm miếng cơm cho vợ con nhưng đồng công rẻ mạt và công việc thất thường anh cũng kiếm chẳng được bao nhiêu. Cố làm nhiều việc nặng để mong kiếm được nhiều tiền rồi anh bị bệnh đau cột sống. Giờ anh Chiến cố gắng cũng chỉ làm được những việc nhẹ ở nhà.

Với một sào đất màu để trồng rau và dưa hấu nhưng vì sức khỏe không chăm bón được nên thu hoạch thường bị thua lỗ. Vụ dưa hấu Tết Nhâm Thìn đa phần người dân Long An đều có lãi nhưng gia đình anh thì tiền thu không đủ tiền giống, phân bón. Cả gia đình năm miệng ăn lại trông chờ vào hơn 2 triệu bạc tiền lương của chị Phượng, nên cuộc sống của gia đình anh luôn luôn trong cảnh túng thiếu. Tiền lương chưa được lấy nhưng chị Phượng luôn phải vay mượn mua thuốc cho chồng, con, tiền gạo ăn tiền sinh hoạt.

Dù nhà nghèo khó nhưng 2 chị em Ngân và Tài nhiều năm liền đạt học sinh khá giỏi
Hằng ngày hai đứa con đi học, anh chị đi làm bé Linh không biết gửi ai gửi trẻ thì người ta không nhận người thân thì cũng chỉ gửi được 1 bữa cùng hai. Đường cùng chị đã phải nghĩ tới cách cho Thanh Ngân nghỉ học để trông em đỡ đần cha mẹ.

Chia sẻ với chúng tôi chị Trần Thị Mộng Thu là hàng xóm của gia đình em cho biết: “Nhìn thấy mấy chị em chúng tội nghiệp lắm. Nhà thì nghèo xơ nghèo xác chả có một thứ gì cả. Cái giường cũng chẳng có mà nằm, gạo ăn đóng từng bữa. Bây giờ cả nhà cũng chỉ trông chờ vào hơn 2 triệu bạc tiền lương của của mẹ. Cha thì mấy năm nay làm nhiều giờ cũng bị bệnh đau cột sống nên cũng không thể làm được việc nặng. Bệnh vậy nhưng không có tiền mà chữa, cũng chẳng được nghỉ ngơi cứ cố gắng làm.

Hai chị em cái bàn học cũng chả có, tối về cứ bò ra sàn nhà mà học, thế mà đứa nào cũng học tốt. Nhiều lúc khó khăn quá rồi không có người trông em và lo cho em mẹ nó đã muốn cái Ngân nghỉ học kiếm tiền phụ mẹ. Nó ham học rồi lại xin mẹ cho học tiếp. Nhưng với gia cảnh thế này chả biết nó có học được tiếp không. Cái nghèo khó cứ đeo bám nhà nó bao nhiêu năm nay rồi. Trước đây ở cái túp lều, giờ được địa phương xây cho ngôi nhà tình nghĩa nhưng em nó bệnh nhiều năm chữa chạy tốn tiền của cũng chưa “ngóc” lên được”. Tội nghiệp nó quá học được, ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho em mà hoàn cảnh thế này thì mơ sao nổi”.

Đức Toàn

Mọi sự đóng góp xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp gia đình: Chị Lũy Thanh Phượng hoặc anh Trần Văn Chiến số nhà 34, ấp Lục Trung, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. ĐT: 0120 82 11 956
2. Qua Báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ em Trần Thị Thanh Ngân con chị Lũy Thanh Phượng)
- Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn