-  “Nhà trọ tớ hôm nay mất 5 cái latop và gần 10 triệu tiền mặt. Anh em cẩn thận nhé. Thủ đoạn bọn trộm thế này…”

TIN BÀI KHÁC

Ngày Tết càng đến gần thì nỗi lo trộm cắp của người dân lại càng tăng lên. Họ bắt đầu truyền miệng rằng: “Tết nhất đến nơi rồi, phải đề phòng trộm cướp đấy”.

Tết đến, theo đó là việc giữ an ninh trật tự cũng được đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt là tại các khu nhà trọ dành cho sinh viên và những người đi làm. Tại đây, vấn đề an ninh và con người thường rất khó kiểm soát.

{keywords}

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Các khu trọ là nơi mà mọi người đều dễ dàng ra vào nhất bởi việc kiểm soát số lượng người tại đây là rất phức tạp, nhiều người ra vào. Họ có thể là những người ở tại đây hoặc là bạn bè đến chơi hay thậm chí là bạn của bạn của bạn nào đó sống tại dãy trọ đó đến chơi….

Nói như vậy là đủ hiểu việc giữ an ninh trong các khu trọ trong mỗi dịp Tết là vô cùng cần thiết và rất khó kiểm soát.

Khu trọ nhà bà P.T (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) là khu trọ độc lập (ở cách xa nhà chủ). Năm trước cũng vào dịp gần Tết, tại đây đã xảy ra vụ mất trộm xe máy mà nguyên nhân là do chủ xe đã chủ quan không khóa xe cẩn thân, lợi dụng việc cửa cổng không khóa nên dù ban ngày, tên trộm vẫn ngang nhiên dắt đi chiếc Dream mới mua của một sinh viên. Từ đó, cứ gần Tết, bà P.T dù bận rộn nhưng vẫn ghé chỗ trọ để nhắc nhở mọi người phải cẩn thận đề phòng trộm cắp.

“Tết đến nơi rồi đấy, xe cộ phải khóa cẩn thận vào kẻo lại mất xe, cửa khóa cẩn thận không mất đồ. Ai để xe ngoài thì khóa cổ cẩn thận, hoặc là khóa cửa cổng vào. Không cứ đóng cửa trong nhà xe vứt ngoài sân là mất xe đừng tiếc”.

Được hỏi, bà P.T cho biết: “Người ta bảo “mất bò mới lo làm chuồng”, cũng chẳng phải của nhà mình, nhưng nó xảy ra tại đất nhà mình thì mình phải có trách nhiệm nhắc nhở mọi người cảnh giác. Không nên để bọn trộm hỉ hả chỉ vì sự bất cẩn không đáng có”.

Dãy trọ 3 tầng nhà anh Hùng, gần chợ Đầu mối Xuân Đỉnh, làng Xuân Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội tính ra cũng gần 30 người thuê trọ gồm cả sinh viên và người đã đi làm. Chủ nhà tuy ở chỗ khác nhưng vẫn mở cửa hàng ngay tại tầng 1 khu trọ, vì thế việc an ninh có phần đảm bảo hơn. Tuy nhiên, chủ nhà trọ vẫn không quên lên từng tầng, gõ cửa từng phòng trọ để dặn dò mỗi người phải có ý thức bảo vệ tài sản của mình và mọi người trong dãy trọ dịp gần Tết...

“Nhà trọ tớ hôm nay mất 5 cái latop và gần 10 triệu tiền mặt. Anh em cẩn thận nhé. Thủ đoạn bọn trộm thế này: Nó tìm nhà trọ nào có phòng trống, đến giả vờ thuê phòng, mang theo thùng các tông dán kỹ giả vờ là đồ chuyển đến tạm. Nó sẽ xem xét khóa các phòng trước. Sau đó nó xin chìa khóa cổng và cọc tiền cho chủ nhà. Xong xuôi có chìa khóa, hôm sau sẽ có 2 thằng mới đến, giả vời là chuyển đến phòng mới. Và các phòng đi làm thì khóa ngoài, và nó lần lượt phá khóa từ tầng trên cùng xuống, phòng nào có người thì 1 thàng hỏi thăm để đánh lạc hướng, thằng còn lại chôm đồ và đi. Thủ đoạn này đúng là khó ngờ đến....Tết nhất đến nơi anh em tăng cường cảnh giác. Bắt được thì chặt tay bọn *** này đi”.

Trên đây là nội dung kể về thủ thuật mà bọn trộm áp dụng và lời cảnh cảnh tỉnh các bạn sinh viên cần nâng cao cảnh. Có bạn cho rằng việc mang theo nhiều tiền và laptop khi ra ngoài nếu không có mục đích gì là không cần thiết nhưng đặt vào một vài trường họp thì lời khuyên cho bạn sẽ là nếu bạn không thực sự tin tưởng vào an ninh nơi bạn đang ở, hoặc đơn giản là khóa phòng trọ của bạn không an toàn thì bạn nên mang theo các đồ giá trị bên người khi ra ngoài và tiền thì nên để trong thẻ ATM. Không một sự cẩn thận nào là thừa cả...

Nguyễn Yến