-  Khi thi hành án dân sự, người bị thi hành án có tài sản là đất thổ cư có sổ đỏ, nhưng trong sổ đỏ ghi tên hộ gia đình.

TIN BÀI KHÁC

Vậy cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế ra sao? Có cần phải lập văn bản nhất trí của các thành viên hay không? (trong gia đình các thành viên đều đã trên 18 tuổi). Thi hành án có được coi là giao dịch dân sự không?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Vấn đề thứ nhất, về việc thi hành án

Căn cứ Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì tài sản chung của hộ gia đình vẫn có thể bị cưỡng chế để thi hành. Thủ tục cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung được quy định như sau:

1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:

a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;

b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

3. Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản.”

Vấn đề thứ hai: Thi hành án có được coi là giao dịch dân sự không?

Giao dịch dân sự là “ hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền quyền, nghĩa vụ dân sự”. (Điều 121 Bộ luật dân sự 2005)

Thi hành án là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế để đảm bảo cho bản án, quyết định dân sự đó được thực thi khi mà người phải thi hành án không tự nguyện chi trả cho người được thi hành án. Nên Thi hành án không phải là một giao dịch dân sự.

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Hãng Luật Giải Phóng

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).