Dọc những ngôi làng của người H’rê trên miền sơn cước Ba Tơ, Sơn Tây (Quảng Ngãi), không ít học sinh lớp 7, lớp 8 đã nên vợ nên chồng, sinh con, thậm chí kịp qua một lần đò.
Tin liên quan:
“Chúng nó đòi thì tau cho cưới”
Dù là xã xa nhất nhì của huyện Ba Tơ, nhưng đường về xã Ba Xa giờ được trải nhựa, đổ bê tông. Hai bên đường, những ngôi nhà mái ngói khang trang.
“Hỏi thằng V. à? Nó với vợ đang gặt ở ngoài rẫy bên triền núi kìa” - một người dân bản địa chỉ đường.
Ở miền sơn cước này, ai cũng coi việc Phạm Văn V. (15 tuổi, thôn Nước Như) và Phạm Thị S. (15 tuổi, thôn Mang K’ra) nên duyên vợ chồng là điều tự nhiên. Dáng người nhỏ gầy, V. cùng vợ cất từng bó lúa lên lưng, địu về nhà.
Những năm học cùng lớp với cô nữ sinh S. khá xinh đẹp, học giỏi, V. đã thầm yêu trộm nhớ. Đầu học kỳ lớp 9 năm học 2010 - 2011, V. nằng nặc đòi gia đình làm lễ cưới. Khá bất ngờ trước quyết định của hai học sinh, nhưng chẳng mấy ai phản đối.
Ông Phạm Văn M., bố S. thản nhiên bảo: Chúng nó đòi thì tau cho cưới. Ở đây thế hết, cứ ưng cái bụng là làm lễ cưới về ở với nhau. Không cần tuổi tác gì hết.
Ngày 27-3-2011, đám cưới của S. và V. được tổ chức trước sự vui mừng của cả bản làng. “Bọn em xin bố mẹ hai con lợn. Nhờ người làm cỗ rồi đón dâu về. Ai có điều kiện thì làm to hơn nhưng bọn em chỉ xin được có vậy. Đám cưới cũng vui lắm. Vài ba chục người tham dự, bọn em được mừng đến 3 triệu đồng, giờ đang để làm vốn lập nghiệp”, V. kể.
Nhà của đôi vợ chồng trẻ là chiếc lán dựng tạm tựa vào căn nhà mới xây của anh chị ruột V. Sau mỗi buổi đến trường, hai vợ chồng V. lại tranh thủ lên nương rẫy khai khẩn thêm vài mảnh đất để trồng khoai, sắn. Họ còn khâu vá lưới để bắt cá sông suối.
Thầy Nguyễn Đình Tâm - Tổng phụ trách đội, trường THCS Ba Xa cho hay: Nghe tin hai đứa cưới vợ, cả trường té ngửa vì ít ra S. là đứa học khá, suy nghĩ thấu đáo hơn, ai ngờ chúng lại bồng bột và theo hủ tục như thế. Khó khăn lắm cả trường mới vận động được hai em trở lại lớp học sau đám cưới. Ban đầu, thầy cô đến nhà, hai em đều cố tình tránh mặt.
Hỏi chuyện tương lai, S. cười bảo: “Đang vào kỳ thi cuối cấp nên bọn em phải tập trung ôn luyện trước để đảm bảo tốt nghiệp. Sau đó mua thêm con heo để kiếm thêm thu nhập. Việc học tiếp à? Chắc đến lớp 9 là được rồi. Ở đây, chẳng mấy ai học cao, bọn em cũng bận việc gia đình nữa”.
Lớp 8 đã qua một đời chồng
Cùng trường với S., có trên dưới vài chục học sinh “sang ngang”, lấy vợ lấy chồng sớm. Nhìn vẻ hồn nhiên của nữ sinh Phạm Thị S. (trường THCS Ba Xa), ít ai ngờ rằng, S. từng có một đời chồng. Hơn một năm trước, đang là nữ sinh lớp 7, S. bỏ học về nhà chồng mặc cho thầy cô, bạn bè ra sức ngăn cản.
Phạm Văn B. là trai bản xã Ba Xa, cách nhà S. một quả đồi. Chỉ hơn S. chừng 2 tuổi, sớm bỏ học đi nương rẫy nên nhìn B. khá đứng tuổi. Trong chiều đi dọc triền đồi cuối bản về nhà, S. bất ngờ gặp người trai bản này buông lời tán tỉnh. S. bẽn lẽn: “Cái anh B. đó dễ thương lắm. Anh B. nói yêu em và làm tất cả cho em nên em mới quyết định làm vợ”.
Đám cưới của S. được tổ chức từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sống vợ chồng, S. bẽ bàng nhận ra sai lầm của mình và quyết định ly hôn.
“Anh B. càng ngày càng sống khác. Nóng tính lắm, nhiều lúc còn đánh cả em. Không chịu được, em quyết bỏ về nhà bố mẹ mình” - S. kể.
“Gia đình em không phản đối à?”, tôi hỏi.
“Chúng em ưng thì cưới mà không hợp thì phải bỏ thôi. Phong tục nó vậy nên có ai phản đối đâu. Nhiều lúc nhậu say về, anh hay chửi bới, la mắng và chẳng chịu làm gì. Em còn nhỏ đâu làm được nhiều nương rẫy nên cuộc sống khó khăn lắm”.
“Lúc mới yêu, em có nghĩ lấy chồng sớm sẽ khổ như bây giờ không?”. “Còn nhỏ thì nghĩ được gì. Chỉ thấy ưng cái bụng là cưới, ai ngờ lại như thế này. Chỉ tiếc cho mình thôi…”
.
Cuộc trò chuyện bị gián đoạn bởi thời gian vào lớp của S. Thầy Tâm bộc bạch: May mà S. còn vượt qua mặc cảm để trở lại lớp học và quyết tâm làm lại từ đầu. Thực tế, gắn với tảo hôn ở đây là vấn nạn bỏ học.
Theo thầy Nguyễn Văn Ny, Hiệu trưởng trường THCS Ba Xa, chỉ tính riêng hai năm học gần đây, trường có hơn 10 học sinh nghỉ học, lấy vợ lấy chồng. Trong đó, năm học này có đến gần 5 trường hợp “tảo hôn”. Năm 2010, trong tổng số gần 20 học sinh nghỉ học thì có 5 em nghỉ vì tảo hôn.
32 tuổi đã là… ông ngoại
Chúng tôi đến với các bản làng huyện miền núi Sơn Tây, tình trạng học sinh tảo hôn tại đây cũng diễn ra khá phổ biến. Ngày Đinh Thị Th. (15 tuổi, tập đoàn 3, thôn Nước Min, xã Sơn Mùa, Sơn Tây) đến lớp, các bạn tròn mắt ngạc nhiên vì chiếc bụng bầu to như cái thúng của cô. Hỏi ra mới biết, Th. đã lấy chồng hơn nửa năm. Chồng Th. là một trai bản hơn cô vài tuổi.
Theo em Đinh Văn Ấp, học sinh cùng trường với Th., ở đây các bạn cưới chẳng báo cho bạn bè vì ngại. Chỉ đến khi có bầu hoặc bỏ học, mọi người mới hay tin lấy vợ lấy chồng.
Cùng tuổi với Th., em Đinh Thị H. nhà gần bên đã có con gần hai tuổi. Đang học lớp 6 trường THCS Sơn Mùa, H. nghỉ học theo chồng về bản khác sinh sống. Cha của H., anh Đinh Văn Danh mới 32 tuổi đã lên chức ông ngoại.
Anh bảo: “Nó ưng sớm thì cưới sớm chứ có gì mà ngạc nhiên. Giờ nó bên chồng con nên phải cùng làm mà kiếm sống, đâu được như lúc ở với bố mẹ nữa”.
Bản thân anh Danh cũng lập gia đình khi chưa đầy 18. “Hồi sinh cái H., tôi mới làm giấy đăng ký kết hôn. Cưới trước tuổi, xã cấm, không cho làm giấy đăng ký. Nhưng ở đây, mình chỉ cần mổ lợn, gà mời bà con dân bản đến chứng kiến là xong. Cần gì đăng ký, rườm rà” - “ông ngoại” Danh nói thêm.
Cán bộ xã cũng tảo hôn
Nhà Phạm Thị S. (15 tuổi) nằm sát ngôi trường THCS xã Ba Xa (huyện Ba Tơ). Mới vào đầu lớp 9 năm học này, đùng cái, S. quyết định bỏ học, về nhà chồng. Điều làm cả bản, thầy cô ngạc nhiên hơn, chồng S. - anh Phan Văn Tr. lại là cán bộ thuộc một cơ quan đoàn thể của xã Ba Xa.
Ông Đinh Văn Oang, Chủ tịch UBND xã Ba Xa thừa nhận: “Việc tảo hôn của cán bộ xã, chúng tôi cũng có nghe và tìm hiểu. Anh Tr. là em rể của anh phó bí thư xã. Nghe đâu, S. học lớp 9 nhưng “tuổi thực” của em đã tròn 18 tuổi vì ngày trước khai chậm theo giấy khai sinh (?!) nên chúng tôi không thể xử lý”.
Theo ông Phạm Văn Néo, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ: 20 xã, thị trấn trên toàn huyện đều vẫn còn tình trạng tảo hôn. Đáng lo ngại hơn nữa, ngay cả gia đình một số cán bộ cũng để xảy ra vấn nạn này. Sở dĩ tảo hôn còn tồn tại vì điều kiện kinh tế địa phương còn thấp, đời sống dân trí của dân bản còn nhiều hạn chế.
Nhiều người vẫn theo quan niệm, tập tục xưa. Con cái ưng ai thì “bắt” nó về làm vợ, làm chồng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình H’rê còn có tục hứa hôn cho con trẻ. Do đó khi các em lớn lên chưa đủ tuổi nhưng gia đình đã hứa sui gia vẫn tổ chức cưới.
Cả chục năm làm công tác trợ lý pháp luật nhà nước, bà Trần Thị Cẩm Tú - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Quảng Ngãi không khỏi lo lắng: Hầu hết ở địa phương miền núi nào cũng có nạn tảo hôn nhưng chẳng xã nào, huyện nào xử lý kiên quyết. Nhiều trường hợp lấy vợ chồng sớm còn mời cả lãnh đạo xã đi cưới, vậy mà họ cũng không ra tay ngăn chặn.
Tin liên quan:
Bí quyết của chàng lùn cưa đổ hoa khôi
Mười năm thuyết phục gia đình để được yêu nhau
Lời tỏ tình của cụ ông gần 80 tuổi
Tình yêu kỳ lạ của một tử tù
Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng tật nguyền
Lễ ngoại tình của người Ma Coong
Mười năm thuyết phục gia đình để được yêu nhau
Lời tỏ tình của cụ ông gần 80 tuổi
Tình yêu kỳ lạ của một tử tù
Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng tật nguyền
Lễ ngoại tình của người Ma Coong
“Chúng nó đòi thì tau cho cưới”
Dù là xã xa nhất nhì của huyện Ba Tơ, nhưng đường về xã Ba Xa giờ được trải nhựa, đổ bê tông. Hai bên đường, những ngôi nhà mái ngói khang trang.
Mới 14 tuổi, S. vừa ly dị chồng sau một năm chung sống và mới trở lại trường học . |
Ở miền sơn cước này, ai cũng coi việc Phạm Văn V. (15 tuổi, thôn Nước Như) và Phạm Thị S. (15 tuổi, thôn Mang K’ra) nên duyên vợ chồng là điều tự nhiên. Dáng người nhỏ gầy, V. cùng vợ cất từng bó lúa lên lưng, địu về nhà.
Những năm học cùng lớp với cô nữ sinh S. khá xinh đẹp, học giỏi, V. đã thầm yêu trộm nhớ. Đầu học kỳ lớp 9 năm học 2010 - 2011, V. nằng nặc đòi gia đình làm lễ cưới. Khá bất ngờ trước quyết định của hai học sinh, nhưng chẳng mấy ai phản đối.
Ông Phạm Văn M., bố S. thản nhiên bảo: Chúng nó đòi thì tau cho cưới. Ở đây thế hết, cứ ưng cái bụng là làm lễ cưới về ở với nhau. Không cần tuổi tác gì hết.
Ngày 27-3-2011, đám cưới của S. và V. được tổ chức trước sự vui mừng của cả bản làng. “Bọn em xin bố mẹ hai con lợn. Nhờ người làm cỗ rồi đón dâu về. Ai có điều kiện thì làm to hơn nhưng bọn em chỉ xin được có vậy. Đám cưới cũng vui lắm. Vài ba chục người tham dự, bọn em được mừng đến 3 triệu đồng, giờ đang để làm vốn lập nghiệp”, V. kể.
Nhà của đôi vợ chồng trẻ là chiếc lán dựng tạm tựa vào căn nhà mới xây của anh chị ruột V. Sau mỗi buổi đến trường, hai vợ chồng V. lại tranh thủ lên nương rẫy khai khẩn thêm vài mảnh đất để trồng khoai, sắn. Họ còn khâu vá lưới để bắt cá sông suối.
Thầy Nguyễn Đình Tâm - Tổng phụ trách đội, trường THCS Ba Xa cho hay: Nghe tin hai đứa cưới vợ, cả trường té ngửa vì ít ra S. là đứa học khá, suy nghĩ thấu đáo hơn, ai ngờ chúng lại bồng bột và theo hủ tục như thế. Khó khăn lắm cả trường mới vận động được hai em trở lại lớp học sau đám cưới. Ban đầu, thầy cô đến nhà, hai em đều cố tình tránh mặt.
Vợ chồng V. - S. lo cho cuộc sống gia đình mới sau giờ học |
Lớp 8 đã qua một đời chồng
Cùng trường với S., có trên dưới vài chục học sinh “sang ngang”, lấy vợ lấy chồng sớm. Nhìn vẻ hồn nhiên của nữ sinh Phạm Thị S. (trường THCS Ba Xa), ít ai ngờ rằng, S. từng có một đời chồng. Hơn một năm trước, đang là nữ sinh lớp 7, S. bỏ học về nhà chồng mặc cho thầy cô, bạn bè ra sức ngăn cản.
Phạm Văn B. là trai bản xã Ba Xa, cách nhà S. một quả đồi. Chỉ hơn S. chừng 2 tuổi, sớm bỏ học đi nương rẫy nên nhìn B. khá đứng tuổi. Trong chiều đi dọc triền đồi cuối bản về nhà, S. bất ngờ gặp người trai bản này buông lời tán tỉnh. S. bẽn lẽn: “Cái anh B. đó dễ thương lắm. Anh B. nói yêu em và làm tất cả cho em nên em mới quyết định làm vợ”.
Đám cưới của S. được tổ chức từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sống vợ chồng, S. bẽ bàng nhận ra sai lầm của mình và quyết định ly hôn.
“Anh B. càng ngày càng sống khác. Nóng tính lắm, nhiều lúc còn đánh cả em. Không chịu được, em quyết bỏ về nhà bố mẹ mình” - S. kể.
“Gia đình em không phản đối à?”, tôi hỏi.
“Chúng em ưng thì cưới mà không hợp thì phải bỏ thôi. Phong tục nó vậy nên có ai phản đối đâu. Nhiều lúc nhậu say về, anh hay chửi bới, la mắng và chẳng chịu làm gì. Em còn nhỏ đâu làm được nhiều nương rẫy nên cuộc sống khó khăn lắm”.
“Lúc mới yêu, em có nghĩ lấy chồng sớm sẽ khổ như bây giờ không?”. “Còn nhỏ thì nghĩ được gì. Chỉ thấy ưng cái bụng là cưới, ai ngờ lại như thế này. Chỉ tiếc cho mình thôi…”
.
Cuộc trò chuyện bị gián đoạn bởi thời gian vào lớp của S. Thầy Tâm bộc bạch: May mà S. còn vượt qua mặc cảm để trở lại lớp học và quyết tâm làm lại từ đầu. Thực tế, gắn với tảo hôn ở đây là vấn nạn bỏ học.
Tương lai những đứa con của vợ chồng ‘nhí” gặp nhiều khó khăn. |
32 tuổi đã là… ông ngoại
Chúng tôi đến với các bản làng huyện miền núi Sơn Tây, tình trạng học sinh tảo hôn tại đây cũng diễn ra khá phổ biến. Ngày Đinh Thị Th. (15 tuổi, tập đoàn 3, thôn Nước Min, xã Sơn Mùa, Sơn Tây) đến lớp, các bạn tròn mắt ngạc nhiên vì chiếc bụng bầu to như cái thúng của cô. Hỏi ra mới biết, Th. đã lấy chồng hơn nửa năm. Chồng Th. là một trai bản hơn cô vài tuổi.
Theo em Đinh Văn Ấp, học sinh cùng trường với Th., ở đây các bạn cưới chẳng báo cho bạn bè vì ngại. Chỉ đến khi có bầu hoặc bỏ học, mọi người mới hay tin lấy vợ lấy chồng.
Cùng tuổi với Th., em Đinh Thị H. nhà gần bên đã có con gần hai tuổi. Đang học lớp 6 trường THCS Sơn Mùa, H. nghỉ học theo chồng về bản khác sinh sống. Cha của H., anh Đinh Văn Danh mới 32 tuổi đã lên chức ông ngoại.
Anh bảo: “Nó ưng sớm thì cưới sớm chứ có gì mà ngạc nhiên. Giờ nó bên chồng con nên phải cùng làm mà kiếm sống, đâu được như lúc ở với bố mẹ nữa”.
Bản thân anh Danh cũng lập gia đình khi chưa đầy 18. “Hồi sinh cái H., tôi mới làm giấy đăng ký kết hôn. Cưới trước tuổi, xã cấm, không cho làm giấy đăng ký. Nhưng ở đây, mình chỉ cần mổ lợn, gà mời bà con dân bản đến chứng kiến là xong. Cần gì đăng ký, rườm rà” - “ông ngoại” Danh nói thêm.
Cán bộ xã cũng tảo hôn
Nhà Phạm Thị S. (15 tuổi) nằm sát ngôi trường THCS xã Ba Xa (huyện Ba Tơ). Mới vào đầu lớp 9 năm học này, đùng cái, S. quyết định bỏ học, về nhà chồng. Điều làm cả bản, thầy cô ngạc nhiên hơn, chồng S. - anh Phan Văn Tr. lại là cán bộ thuộc một cơ quan đoàn thể của xã Ba Xa.
Ông Đinh Văn Oang, Chủ tịch UBND xã Ba Xa thừa nhận: “Việc tảo hôn của cán bộ xã, chúng tôi cũng có nghe và tìm hiểu. Anh Tr. là em rể của anh phó bí thư xã. Nghe đâu, S. học lớp 9 nhưng “tuổi thực” của em đã tròn 18 tuổi vì ngày trước khai chậm theo giấy khai sinh (?!) nên chúng tôi không thể xử lý”.
Theo ông Phạm Văn Néo, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ: 20 xã, thị trấn trên toàn huyện đều vẫn còn tình trạng tảo hôn. Đáng lo ngại hơn nữa, ngay cả gia đình một số cán bộ cũng để xảy ra vấn nạn này. Sở dĩ tảo hôn còn tồn tại vì điều kiện kinh tế địa phương còn thấp, đời sống dân trí của dân bản còn nhiều hạn chế.
Nhiều người vẫn theo quan niệm, tập tục xưa. Con cái ưng ai thì “bắt” nó về làm vợ, làm chồng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình H’rê còn có tục hứa hôn cho con trẻ. Do đó khi các em lớn lên chưa đủ tuổi nhưng gia đình đã hứa sui gia vẫn tổ chức cưới.
Cả chục năm làm công tác trợ lý pháp luật nhà nước, bà Trần Thị Cẩm Tú - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Quảng Ngãi không khỏi lo lắng: Hầu hết ở địa phương miền núi nào cũng có nạn tảo hôn nhưng chẳng xã nào, huyện nào xử lý kiên quyết. Nhiều trường hợp lấy vợ chồng sớm còn mời cả lãnh đạo xã đi cưới, vậy mà họ cũng không ra tay ngăn chặn.
Theo phòng Giáo dục huyện Sơn Tây, nạn tảo hôn tại xã này vẫn dai dẳng tồn tại và có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Thống kê sơ bộ: trường THCS Sơn Mùa có 10 học sinh tảo hôn; trường THCS Sơn Long: 12, trường THCS Sơn Tân: 18,… Chưa kể số lượng khá lớn những trường hợp không thuộc diện đi học vẫn cưới vợ, cưới chồng trước tuổi quy định. |
- Theo Tiền Phong