- Chuyến công tác đi làm từ thiện cùng sếp ra hải đảo sếp nói yêu tôi. Nếu tôi đáp ứng sếp thì sếp sẽ tạo cơ hội cho tôi làm trưởng phòng.
Tôi phải lòng chàng nhân viên trẻNgười yêu tôi có tình nhân đáng tuổi bậc cha chú
Chắc sếp không biết em đang yêu sếp đâu
Chưa tốt nghiệp đại học, tôi đã lấy chồng. Chồng tôi làm nghề lái xe, khá điển trai, gia đình thuộc dạng khá giả. Cứ giờ tan học là anh đánh xe đến đậu ở cổng trường đại học chờ đón tôi. Tôi bước lên xe trước con mắt thán phục và trong tiếng trầm trồ của các bạn cùng trang lứa. Tôi lấy làm tự hào lắm. Tôi sinh con trai đầu lòng khi vừa ra trường, vài tháng sau tôi dự thi và trúng tuyển vào một công ty lớn.
Bất chợt trong đầu tôi nảy sinh sự so sánh giữa sếp và chồng tôi. Ảnh minh hoạ. |
Tôi nắm chuyên môn chắc, hay đề xuất được sáng kiến xử lý những tình huống khó nên rất được lòng từ trưởng phòng đến giám đốc công ty. Hầu như tháng nào tôi cũng được biểu dương. Giám đốc không giấu diếm sự tín nhiệm tôi. Không ít lần, hình như nghe đâu đó có ý kiến ghen tỵ, đố kỵ của vài người đối với tôi, giám đốc công khai nói oang oang:
“Anh (chị) có mà xách dép cho cô Oanh! Hãy cố giỏi giang được như cô ấy để mà nhận tiền thưởng của Giám đốc”.
Trước lời khen của giám đốc, tôi ngoảnh mặt giấu niềm tự hào đang làm cho đôi má tôi bừng đỏ.
Vẫn nghe thấy tiếng giám đốc nói giữa “bá quan văn võ”: Việc gì mà cô Oanh phải đỏ mặt? Mọi người nhìn kìa, cô ấy đỏ mặt lại càng xinh gái! Giỏi giang, xinh gái, giá mà ai cũng được như cô Oanh thì công ty ta phát đạt đến đâu rồi ấy chứ!
Chẳng bao lâu sau đó, tôi được đề bạt làm phó trưởng phòng. Tôi tự cảm thấy như vậy là xứng đáng và thầm khen sếp công tâm trong việc nhìn nhận, đánh giá con người.
Cũng từ đó, tôi bận rộn hơn, thời gian ở công ty dài hơn và cũng có điều kiện gần gũi với sếp nhiều hơn. Sếp là người cởi mở. Ngoài công việc, cũng hay trò chuyện về mọi lĩnh vực, và lĩnh vực nào cũng thể hiện sự hiểu biết, khiến tôi thán phục. Tôi rất thích nói chuyện với sếp vì học được rất nhiều từ sự từng trải trong cuộc sống và nghĩ rằng điều này thật cần thiết cho mình tiến bộ.
Bất chợt trong đầu tôi nảy sinh sự so sánh giữa sếp và chồng tôi.
Chồng tôi, từ khi lấy nhau đến giờ vẫn chỉ là lái xe. Sinh con đẻ cái với nhau như là trách nhiệm, chứ trong công việc anh chẳng hiểu và giúp gì được tôi, nên nhiều khi chẳng có chuyện gì để nói với nhau.
Còn sếp ngày càng quan tâm đến tôi nhiều hơn từ chuyện trò đến những món quà tặng sau chuyến đi công tác xa về. Khi thì lọ nước hoa, khi thì chiếc váy gợi cảm… Sếp tặng tôi rất kín đáo và cũng rất ý nhị. Tôi vừa cảm động vừa e ngại bởi dù sao tôi cũng là gái đã có chồng.
Với sếp tôi vừa có sự ngưỡng mộ, vừa có sự yêu mến nên tình cảm ban đầu khá trong trẻo. Thế nhưng nếu không có chuyến công tác đi làm từ thiện cùng sếp ra hải đảo thì tôi đã không phải suy nghĩ như lúc này. Sếp nói yêu tôi. Nếu tôi đáp ứng sếp thì sếp sẽ tạo cơ hội cho tôi làm trưởng phòng.
Tôi thức suy nghĩ mất cả đêm dài, bởi nếu đáp ứng sếp tôi vừa được thoả mãn tình yêu, đam mê và thậm chí còn nhận được cả những hứa hẹn cho tham vọng thăng tiến của mình… Thế nhưng chồng, con, những người thân của tôi sẽ đánh giá tôi ra sao nếu biết chuyện này?
Bằng sự khéo léo của mình, tôi khất sếp cho tôi thời gian để trả lời. Thế nhưng nghĩ mãi vẫn băn khoăn quá! Nếu tôi chối từ sếp, liệu tôi còn được sự ưu ái, tôi còn là Oanh giỏi giang, xinh gái mà sếp nức nở khen như trước không?
Lòng tôi bây giờ đang rối bời. Tôi lại thầm so sánh chồng với sếp.
- Htoanh72@.....vn
Chuyên đề tiếp theo trong tháng 4 mời bạn tham gia cùng ngữ pháp tình yêu chủ đề: “Ứng xử với tình công sở”. Khi thời gian làm việc tăng lên chiếm gần hết chuỗi thời gian riêng tư, thì những câu chuyện tình công sở là điều khó tránh khỏi và không có gì là sai trái. Tuy nhiên, không phải chuyện tình nào cũng là tình yêu thật sự, có những phút giây chỉ thoảng qua để rồi khi nhìn lại là những phút hối hận muộn màng, và cũng không ít “mối quan hệ” này lâm vào tình cảnh “Bỏ thì vương, mà vương thì tội”. Ứng xử thế nào với những chuyện tình phát sinh nơi công sở để không ảnh hưởng tới kết quả làm việc của cá nhân cũng như thành tích của cả đội. Những câu chuyện bi hài sẽ được cảm nhận rõ hơn trong từng câu chuyện tham gia chuyên mục tháng 4 của Ngữ pháp tình yêu. Mỗi chuyên đề sẽ có giải thưởng hấp dẫn 1 000 000đ dành cho bài viết cảm động nhất.. Bài viết bắt đầu từ ngày 01/04/2011 và kết thúc ngày 31/05/2011. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn. Mọi thắc mắc xin liên hệ: Ban bạn đọc – Báo VietNamNet số 4 - Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại 084. 3 7722729. Tiêu đề mail hoặc thư bạn vui lòng ghi rõ: Bài viết tham gia chuyên mục Ngữ pháp tình yêu. Xin mời bạn đọc hãy gửi bài tham gia dự thi.
|