- Tôi làm việc tại Công ty TNHH được 10 năm, nay bận việc gia đình nên nghỉ việc luôn.
TIN BÀI KHÁC
Lương trung bình của tôi là 4 triệu. Cho tôi hỏi tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp và chốt luôn sổ bảo hiểm thì được tính như thế nào?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về vấn đề trợ cấp thất nghiệp
Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:
“Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần có đủ các điều kiện nêu trên.
Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”.
Về vấn đề chốt sổ Bảo hiểm xã hội
Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:
“1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”
Như vậy, khi bạn nghỉ việc, công ty có nghĩa vụ phải chốt sổ để trả sổ gốc cho bạn theo quy định của Điều 47 BLLĐ 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2006.
Trường hợp bạn muốn nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần từ sổ đã chốt thì phải có điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 như sau:
“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận
d) Ra nước ngoài để định cư”.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).