- Chồng tôi đã 30 tuổi mà chưa hề có giấy chứng minh nhân dân, không có giấy khai sinh, chỉ có giấy chứng sanh của mụ giường ở Bến Tre.

TIN BÀI KHÁC

Vậy cho tôi hỏi thủ tục làm giấy khai sinh cũng như giấy CMND như thế nào?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại các Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Những trường hợp khai sinh ngoài thời hạn nói trên phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.

Trường hợp của chồng bạn, năm nay đã 30 tuổi - đã thành niên nhưng chưa đăng ký khai sinh nên theo quy định của Điều 44 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì bạn có thể được thực hiện việc đăng ký khai sinh cho mình: “Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.”

Theo đó, chồng bạn có thể đăng kí khai sinh cho mình tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú.

Thủ tục đăng kí khai sinh quá hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, cụ thể là: “Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Về việc cấp chứng minh nhân dân

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 quy định:

“1- Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :

a) Cấp Chứng minh nhân dân mới :

Xuất trình hộ khẩu thường trú; Chụp ảnh; In vân tay; Khai các biểu mẫu;

Thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, thì kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).