- Công ty tôi làm đã nợ lương nhân viên đến nay là 6 tháng lương và mới đóng BHXH tới tháng 11/2013 - tức nợ một năm bảo hiểm. Giờ tôi muốn nghỉ việc nhưng công ty không chốt được sổ bảo hiểm.
TIN BÀI KHÁC
Tôi đã đàm phán với công ty rằng tôi đồng ý cho công ty mượn tiền để đóng Bảo hiểm để chốt sổ cho tôi nhưng công ty không đồng ý. Tôi rơi vào tình cảnh không thể xin việc chỗ khác, không làm được trợ cấp thất nghiệp, mà đi làm cho công ty hiện tại thì không thấy họ có động thái trả lương. Xin hỏi tôi phải làm sao?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ: “Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”
Trường hợp không được đảm bảo quyền lợi, người lao động có quyền khiếu nại đến người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình hoặc áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp theo động cá nhân theo quy định của Bộ luật Lao động 2012: Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:1. Hoà giải viên lao động.2. Toà án nhân dân.
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Về thẩm quyền của tòa án, Điểm d Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định: “đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).