Người đời nhìn chị mà không khỏi cảm phục và lo lắng. Có người bảo, tội gì phải khổ thế, lúc sung túc và giàu sang thì anh ta bỏ chị, giờ nằm một chỗ rồi thì kệ đi. Nhưng với chị, vì yêu anh, chị bỏ qua mọi lỗi lầm mà mong anh khỏe mạnh...
Tin liên quan:
Người đàn bà ấy gần 10 năm trời vẫn nhẫn nại dùng khăn ướt lau cho người chồng bại liệt, rồi thủ thỉ kể chuyện vui, chuyện nhà cửa và con cái, chuyện xóm làng từ ngày xửa, ngày xưa… cho người chồng gần như mất hết trí nhớ nghe mà nước mắt lưng tròng.
Qua ngày tháng, chị đã giúp anh thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhận thức được mình đang sống, đang được tha thứ, yêu thương như chưa bao giờ hơn thế. Tình yêu của chị giúp anh chồng từng “tham phú phụ bần” ấy hồi sinh từ cõi chết sau một tai nạn, tình yêu của chị làm người đời cảm động, ngợi khen, thán phục… tình yêu của chị được người đời ví von như chuyện “cổ tích” giữa đời thường.
Khi tình yêu chiến thắng hận thù
Chị là Nguyễn Thị Tuân, 56 tuổi, ở thôn Phú Sơn, Các Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị vào buổi chiều thu xứ Thanh. Bước vào nhà, chúng tôi đã được chứng kiến những cử chỉ, lời nói yêu thương của chị Tuân dành cho người chồng tàn tật tên Thỏa ngồi bất động trên chiếc xe lăn. Vừa tiếp chuyện chúng tôi, chị vừa để mắt tới anh Thỏa.
Chị kể, cách đây hơn tháng, do mải việc dưới sân, chiếc xe lăn bỗng lăn bánh tuột khỏi nền nhà xuống bậc tam cấp, anh bị ngã, phải khâu hơn 10 mũi trên đầu. Tai nạn đó làm chị phát hoảng sợ anh không qua khỏi, cũng may chỉ phải nằm viện gần tháng trời anh lại bình phục. Thế nên giờ chị chẳng dám lơ đễnh nữa. Thỉnh thoảng, chị lại chạy ra nơi anh ngồi kéo lại áo quần, rồi lấy khăn lau mồ hồi trên trán anh. Chị bảo, chăm chút cho anh còn khó hơn cả chăm sóc trẻ sơ sinh, không khéo một tí là anh giận dỗi. Còn việc ăn uống nữa, gần 10 năm rồi anh chỉ ăn cơm do chính chị nhai hoặc ăn cháo, mà phải nịnh như nịnh trẻ thì anh mới ăn. Rồi việc tắm rửa, vệ sinh… chị đều tự tay lo hết.
Mặc dù, người chồng trí thức ấy đã từng phản bội và coi thường người vợ chân quê như chị, nhưng trong trái tim chị, chưa bao giờ chị hết yêu anh. Kể cả khi anh Thỏa chạy theo người đàn bà khác, chị vẫn chờ, vẫn hy vọng một ngày anh sẽ trở về với mẹ con chị. Nhưng thật là trớ trêu, ngày anh trở về với chị cũng là ngày anh mất tất cả sau một vụ tai nạn giao thông. Chị Tuân chỉ nhận về người đàn ông “thực vật”. Rất nhiều năm trời sau đó, anh vẫn mất trí nhớ, không nhận ra được chị và các con. Nhưng với sự kiên nhẫn, giúp anh bằng cả vật chất và tinh thần, chị đã giúp anh hồi sinh.
Chị Tuân kể rằng, anh lớn hơn chị 2 tuổi, lại học rất giỏi nên cả làng, cả vùng ai cũng quý mến. Cái thời còn chăn trâu, bắt bướm, anh là người xuất sắc, đẹp trai có tiếng nên nhiều cô gái làng thầm yêu, trộm nhớ. Thế nhưng, trong đám thôn nữ ấy, chị đẹp, nổi bật nhất và cũng là tâm điểm của nhiều chàng trai, trong đó có anh. Tình yêu từ thuở học trò theo chàng trai hết những năm học Đại học Y tại Hà Nội. Ra trường, anh về Thanh Hóa công tác và xin cưới chị, cho dù chị không thể học cao lên được, chỉ quanh quẩn bên đồng ruộng. Cuộc hôn nhân ấy đã dự báo những điều bất hạnh đến với chị, rằng anh ấy học cao, có tài, chẳng mấy chốc sẽ bị phố phường cuốn trôi không còn lối về với mẹ con chị. Chị bỏ qua những lời bàn tán và sinh cho anh 2 đứa con, một trai, một gái.
Những dự báo của người làng bắt đầu linh ứng, anh ít về làng, ít thăm con, bỏ mặc chị vật lộn với cuộc sống. Một ngày, chị nhận được tin anh lấy vợ hai, được thăng chức giám đốc bệnh viện lớn ở Thanh Hóa, anh sắm xe con, tậu nhà… rất khó gặp. Thỉnh thoảng anh có ghé về chớp nhoáng, cho con cái ít tiền rồi đi, bỏ mặc chị nước mắt lăn dài và những đêm dài cô quạnh. Chị đã từng hận anh, thương cho phận mình, nhưng vì hai con mà trong gần hai mươi năm vẫn nhẫn nại ở vậy nuôi con khôn lớn.
Tình yêu làm hồi sinh một người đàn ông phụ bạc
Nào ngờ, một ngày tháng 7-2002, chị nhận được tin anh bị tai nạn giao thông. Bỏ qua mọi hận thù, chị ra thăm anh, nhưng lúc này anh chẳng còn biết gì nữa. Trong cái ranh giới giữa sống và chết ấy chẳng còn chỗ cho sự hận thù.
Trong những ngày nằm viện, anh không thể nghe thấy, nhưng chị thương anh, muốn dùng tình cảm của mình để gợi lại ký ức của một người đang hôn mê, kéo anh khỏi bàn tay thần chết. Hoàn cảnh đó làm mọi người trong khắp các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương đều cảm động. Nhưng, càng khâm phục đức hy sinh, tấm lòng vị tha cao cả của chị hơn khi biết rằng, người chồng đang nằm bất động đó đã từng phản bội, ruồng bỏ chị để chạy theo một người con gái là con một vị quan chức. Nhưng vụ tai nạn ôtô bất ngờ đã cướp đi của anh ta tất cả.
Chị lo có ngày nào đó anh tỉnh lại, chắc anh đau khổ lắm khi biết mình chẳng còn lành lặn, chẳng còn làm lãnh đạo, chẳng còn cô vợ thành phố trẻ trung xinh đẹp… Người đời nhìn chị mà không khỏi cảm phục và lo lắng. Lúc đó có người còn bảo, tội gì phải khổ thế, lúc sung túc và giàu sang thì anh ta bỏ chị, giờ nằm một chỗ rồi thì kệ đi. Nhưng với chị, vì yêu anh, chị bỏ qua mọi lỗi lầm mà mong anh khỏe mạnh.
Chị nói: “Trong đời sống còn rất nhiều người đàn bà chịu cảnh chia sẻ chồng cho người khác, họ cũng đang gặp không biết bao nhiêu bi kịch gia đình. Những người đàn bà đó cũng như tôi, đã từng trải qua bao nhiêu thiếu thốn, chắt chiu cho chồng ăn học thành tài, thậm chí hy sinh tất cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của chồng. Nhưng lúc chồng thành công thì quên đi tình nghĩa hàn vi. Nhưng không vì thế mà hận thù, hoặc trả thù. Huống hồ trong hoàn cảnh này, anh chẳng còn ai chăm sóc ngoài tôi nữa”. Và tấm lòng của chị được đền đáp, anh Thỏa đã tỉnh lại, đã dần dần nhận biết được người thân. Lúc anh nhận ra chị và các con, anh không nói được, hai hàng nước mắt rưng rưng…
Buổi chiều tiễn chúng tôi ra về, chị Tuân nói rằng, bây giờ chị chỉ ước có điều kiện đưa anh ra gặp Giáo sư Nguyễn Tài Thu ở Hà Nội để châm cứu giúp anh phục hồi và vận động được. Chị bảo, trước đây đã từng châm cứu một tháng, sức khỏe của anh phục hồi tốt, cơ bắp phát triển trở lại, nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn quá đành bỏ về. Chị chắt chiu từng đồng từ món tiền trợ cấp của anh và vài sào ruộng, nuôi lợn để đợi ngày đưa anh đi châm cứu.
Suy nghĩ về chị, tôi lại nhớ có ai đó từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác”. Và chị Tuân, một người phụ nữ nông thôn có tình yêu lớn ấy đã làm được điều đó…
Tin liên quan:
Tổ ấm heo hắt ở khu công nhân ‘thắp sáng’ cho tổ quốc…
“Đại ca Hải Phòng” và tình yêu làm dịu vết thương
Những chuyện tình như cổ tích ở làng thương binh
Tình và đời oái oăm của “bà trùm” ma túy si tình
“Đại ca Hải Phòng” và tình yêu làm dịu vết thương
Những chuyện tình như cổ tích ở làng thương binh
Tình và đời oái oăm của “bà trùm” ma túy si tình
Người đàn bà ấy gần 10 năm trời vẫn nhẫn nại dùng khăn ướt lau cho người chồng bại liệt, rồi thủ thỉ kể chuyện vui, chuyện nhà cửa và con cái, chuyện xóm làng từ ngày xửa, ngày xưa… cho người chồng gần như mất hết trí nhớ nghe mà nước mắt lưng tròng.
Qua ngày tháng, chị đã giúp anh thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhận thức được mình đang sống, đang được tha thứ, yêu thương như chưa bao giờ hơn thế. Tình yêu của chị giúp anh chồng từng “tham phú phụ bần” ấy hồi sinh từ cõi chết sau một tai nạn, tình yêu của chị làm người đời cảm động, ngợi khen, thán phục… tình yêu của chị được người đời ví von như chuyện “cổ tích” giữa đời thường.
Khi tình yêu chiến thắng hận thù
Chị Tuân chăm sóc chồng tận tình. |
Chúng tôi đến thăm gia đình chị vào buổi chiều thu xứ Thanh. Bước vào nhà, chúng tôi đã được chứng kiến những cử chỉ, lời nói yêu thương của chị Tuân dành cho người chồng tàn tật tên Thỏa ngồi bất động trên chiếc xe lăn. Vừa tiếp chuyện chúng tôi, chị vừa để mắt tới anh Thỏa.
Chị kể, cách đây hơn tháng, do mải việc dưới sân, chiếc xe lăn bỗng lăn bánh tuột khỏi nền nhà xuống bậc tam cấp, anh bị ngã, phải khâu hơn 10 mũi trên đầu. Tai nạn đó làm chị phát hoảng sợ anh không qua khỏi, cũng may chỉ phải nằm viện gần tháng trời anh lại bình phục. Thế nên giờ chị chẳng dám lơ đễnh nữa. Thỉnh thoảng, chị lại chạy ra nơi anh ngồi kéo lại áo quần, rồi lấy khăn lau mồ hồi trên trán anh. Chị bảo, chăm chút cho anh còn khó hơn cả chăm sóc trẻ sơ sinh, không khéo một tí là anh giận dỗi. Còn việc ăn uống nữa, gần 10 năm rồi anh chỉ ăn cơm do chính chị nhai hoặc ăn cháo, mà phải nịnh như nịnh trẻ thì anh mới ăn. Rồi việc tắm rửa, vệ sinh… chị đều tự tay lo hết.
Mặc dù, người chồng trí thức ấy đã từng phản bội và coi thường người vợ chân quê như chị, nhưng trong trái tim chị, chưa bao giờ chị hết yêu anh. Kể cả khi anh Thỏa chạy theo người đàn bà khác, chị vẫn chờ, vẫn hy vọng một ngày anh sẽ trở về với mẹ con chị. Nhưng thật là trớ trêu, ngày anh trở về với chị cũng là ngày anh mất tất cả sau một vụ tai nạn giao thông. Chị Tuân chỉ nhận về người đàn ông “thực vật”. Rất nhiều năm trời sau đó, anh vẫn mất trí nhớ, không nhận ra được chị và các con. Nhưng với sự kiên nhẫn, giúp anh bằng cả vật chất và tinh thần, chị đã giúp anh hồi sinh.
Chị Tuân kể rằng, anh lớn hơn chị 2 tuổi, lại học rất giỏi nên cả làng, cả vùng ai cũng quý mến. Cái thời còn chăn trâu, bắt bướm, anh là người xuất sắc, đẹp trai có tiếng nên nhiều cô gái làng thầm yêu, trộm nhớ. Thế nhưng, trong đám thôn nữ ấy, chị đẹp, nổi bật nhất và cũng là tâm điểm của nhiều chàng trai, trong đó có anh. Tình yêu từ thuở học trò theo chàng trai hết những năm học Đại học Y tại Hà Nội. Ra trường, anh về Thanh Hóa công tác và xin cưới chị, cho dù chị không thể học cao lên được, chỉ quanh quẩn bên đồng ruộng. Cuộc hôn nhân ấy đã dự báo những điều bất hạnh đến với chị, rằng anh ấy học cao, có tài, chẳng mấy chốc sẽ bị phố phường cuốn trôi không còn lối về với mẹ con chị. Chị bỏ qua những lời bàn tán và sinh cho anh 2 đứa con, một trai, một gái.
Những dự báo của người làng bắt đầu linh ứng, anh ít về làng, ít thăm con, bỏ mặc chị vật lộn với cuộc sống. Một ngày, chị nhận được tin anh lấy vợ hai, được thăng chức giám đốc bệnh viện lớn ở Thanh Hóa, anh sắm xe con, tậu nhà… rất khó gặp. Thỉnh thoảng anh có ghé về chớp nhoáng, cho con cái ít tiền rồi đi, bỏ mặc chị nước mắt lăn dài và những đêm dài cô quạnh. Chị đã từng hận anh, thương cho phận mình, nhưng vì hai con mà trong gần hai mươi năm vẫn nhẫn nại ở vậy nuôi con khôn lớn.
Tình yêu làm hồi sinh một người đàn ông phụ bạc
Nào ngờ, một ngày tháng 7-2002, chị nhận được tin anh bị tai nạn giao thông. Bỏ qua mọi hận thù, chị ra thăm anh, nhưng lúc này anh chẳng còn biết gì nữa. Trong cái ranh giới giữa sống và chết ấy chẳng còn chỗ cho sự hận thù.
Trong những ngày nằm viện, anh không thể nghe thấy, nhưng chị thương anh, muốn dùng tình cảm của mình để gợi lại ký ức của một người đang hôn mê, kéo anh khỏi bàn tay thần chết. Hoàn cảnh đó làm mọi người trong khắp các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương đều cảm động. Nhưng, càng khâm phục đức hy sinh, tấm lòng vị tha cao cả của chị hơn khi biết rằng, người chồng đang nằm bất động đó đã từng phản bội, ruồng bỏ chị để chạy theo một người con gái là con một vị quan chức. Nhưng vụ tai nạn ôtô bất ngờ đã cướp đi của anh ta tất cả.
Chị lo có ngày nào đó anh tỉnh lại, chắc anh đau khổ lắm khi biết mình chẳng còn lành lặn, chẳng còn làm lãnh đạo, chẳng còn cô vợ thành phố trẻ trung xinh đẹp… Người đời nhìn chị mà không khỏi cảm phục và lo lắng. Lúc đó có người còn bảo, tội gì phải khổ thế, lúc sung túc và giàu sang thì anh ta bỏ chị, giờ nằm một chỗ rồi thì kệ đi. Nhưng với chị, vì yêu anh, chị bỏ qua mọi lỗi lầm mà mong anh khỏe mạnh.
Chị nói: “Trong đời sống còn rất nhiều người đàn bà chịu cảnh chia sẻ chồng cho người khác, họ cũng đang gặp không biết bao nhiêu bi kịch gia đình. Những người đàn bà đó cũng như tôi, đã từng trải qua bao nhiêu thiếu thốn, chắt chiu cho chồng ăn học thành tài, thậm chí hy sinh tất cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của chồng. Nhưng lúc chồng thành công thì quên đi tình nghĩa hàn vi. Nhưng không vì thế mà hận thù, hoặc trả thù. Huống hồ trong hoàn cảnh này, anh chẳng còn ai chăm sóc ngoài tôi nữa”. Và tấm lòng của chị được đền đáp, anh Thỏa đã tỉnh lại, đã dần dần nhận biết được người thân. Lúc anh nhận ra chị và các con, anh không nói được, hai hàng nước mắt rưng rưng…
Buổi chiều tiễn chúng tôi ra về, chị Tuân nói rằng, bây giờ chị chỉ ước có điều kiện đưa anh ra gặp Giáo sư Nguyễn Tài Thu ở Hà Nội để châm cứu giúp anh phục hồi và vận động được. Chị bảo, trước đây đã từng châm cứu một tháng, sức khỏe của anh phục hồi tốt, cơ bắp phát triển trở lại, nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn quá đành bỏ về. Chị chắt chiu từng đồng từ món tiền trợ cấp của anh và vài sào ruộng, nuôi lợn để đợi ngày đưa anh đi châm cứu.
Suy nghĩ về chị, tôi lại nhớ có ai đó từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác”. Và chị Tuân, một người phụ nữ nông thôn có tình yêu lớn ấy đã làm được điều đó…
- Theo Thành Văn (An Ninh Thủ Đô)