- Từ ngày 5/7 đến 8/7, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Công ty cổ phần khoáng sản Lào Việt.
Từ ngày 5/7 phần tranh tụng tại tòa đã rất sôi nổi. Chúng tôi xin tường trình những nội dung được dư luận quan tâm này.
Tin liên quan:
Làm giả tài liệu, con dấu tại nước ngoài?
Theo bản cáo trạng số 03/VKSTC – V2 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thì để có giấy phép đầu tư ra nước ngoài ông Thái Lương Trí đã sử dụng hợp đồng liên doanh giả chữ kí của đối tác là ông Oong Khăm Sivilay (Giám đốc Công ty Khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm, Lào), làm giả “Biên bản họp cổ đông công ty” nhằm lừa dối Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp “Giấy phép đầu tư ra nước ngoài” và sử dụng con dấu giả mang tên “Công ty cổ phần khoáng sản Lào Việt” để đóng vào văn bản lừa dối các cơ quan chức năng.
Khi bị đối tác và các cổ đông kiện ông Trí - đại gia xứ Nghệ vướng vào vòng lao lý.
Tại phiên tòa, đối với cáo buộc ông Trí giả chữ kí của đối tác, luật sư bào chữa cho các bị cáo đã cung văn bản của Tổng cục Cảnh sát - Bộ An ninh Lào lại xác nhận: “Hợp đồng liên doanh giữa Công ty Oong Khăm Sivilay và Công ty Thái Dương ký ngày 15/6/2006 (bản tiếng Việt…) là đóng dấu thật, mực đóng dấu là mực thật và chữ ký của ông Oong Khăm Sivilay là chữ ký thật”.
Đối với cáo buộc ông Trí sử dụng con dấu giả, luật sư bào chữa đã cung cấp cho Hội đồng xét xử văn bản số 005/SNP của Bộ bảo vệ An Ninh Lào xác nhận: “Con dấu số 1 là con dấu nhận được sự xác nhận đúng của Cục Quản lý dân cư và công an bản, theo Văn bản số 938/QDC.CA-B ngày 12/3/2009, có hiệu lực sử dụng về mặt pháp lý”.
Như vậy kết luận của hai cơ quan chức năng Việt và Lào khác nhau, vấn đề đặt ra ở Tòa là cần làm rõ những vấn đề trên.
Ai chiếm đoạt tài sản?
Cũng theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì sau khi thống nhất thỏa thuận ký các hợp đồng góp vốn (với hai cổ đông là ông Huấn và bà Thành) thành lập Công ty cổ phần khoáng sản Lào - Việt. Ông Trí hợp tác với công ty khác thành lập Công ty liên doanh khai thác khoáng sản Lào - Việt. Gạt tên ông Huấn và bà Thành ra khỏi Công ty trên để chiếm đoạt toàn bộ cổ phần. Hậu quả là giấy phép đầu tư do Chính phủ Lào cấp cho Công ty cổ phần khoáng sản Lào - Việt khai thác mỏ Huội Chừn, đã không có tên của 2 cổ đông sáng lập là ông Huấn và bà Thành.
Quá trình điều tra CQĐT đã kết luận: Việc ông Huấn bị gạt tên ra khỏi Công ty làm ông này mất cổ phần tương đương hơn 7 tỷ đồng, bà Thành mất hơn 3 tỷ đồng (!?).
Trong khi đó, bị cáo Thái Lương Trí khai tại phiên tòa: Số tiền thực tế mà ông Huấn nộp vào góp vốn là hơn 1,5 tỷ đồng. Còn số tiền ông Huấn (tự kê, tự chi) hơn 9 tỷ đồng. Bà Chu Thị Thành cũng góp vốn là hơn 5 tỷ đồng. Riêng số tiền bà Thành (tự kê, tự chi) hơn 6 tỷ đồng chưa được Thái Lương Trí ký xác nhận trong biên bản xác nhận vốn đầu tư.
Trong khi đó từ ngày 08/6/2006 đến ngày 07/4/2008 có một “Biên bản xác nhận vốn đầu tư” do bà Chu Thị Thành (tự kê ,tự chi) cho việc tiếp khách không có chữ ký xác nhận của Thái Lương Trí với số tiền gần 12 tỷ đồng. Thế nhưng số tiền này lại được coi vốn góp vào Công ty liên doanh Khoáng sản Lào - Việt.
Về việc này, tại phiên tòa luật sư bào chữa đề nghị HĐXX yêu cầu các cá nhân góp vốn xuất trình hóa đơn chứng từ theo pháp lệnh thống kê, kế toán số tiền đã góp. Cần phải làm rõ để biết "chiến đoạt bao nhiêu?" “ai là kẻ chiếm đoạt?”
Bị cáo hay bị hại?
Trong khi để kết luận việc ông Trí đã chiếm đoạt tài sản của bà Thành, ông Huấn ngày càng có nhiều điều chưa rõ thì theo bản tổng hợp chi phí đầu tư ngày 29/7/2008 tổng số vốn của Công ty Thái Dương do ông Trí làm giám đốc đã đầu tư vào việc khai thác mỏ tại Lào tính đến ngày 31/12/2006 hơn 35,5 tỷ đồng. Sau thời gian đó, ông Trí bị khởi tố, bắt tạm giam. Đến đây, dư luận đặt câu hỏi: “Số tiền hơn 35 tỷ đồng của bị cáo Trí đã đầu tư vào mỏ để xây dựng đường, mua máy móc thiết bị, phục vụ cho việc thăm dò khai thác và chuẩn bị cho sản xuất tại hiện nay ai quản lý? Liệu có bị ai chiếm đoạt?”
Nhiều người theo dõi vụ án cho rằng: Đây là vụ án có những tình tiết chưa sáng tỏ, chưa minh bạch trong các tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về phiên tòa xét xử vào ngày 14/7 tới.
Từ ngày 5/7 phần tranh tụng tại tòa đã rất sôi nổi. Chúng tôi xin tường trình những nội dung được dư luận quan tâm này.
Tin liên quan:
Giấy viết tay đền “cái ngàn vàng” 100 triệu có hiệu lực?
Đánh ghen không phải là việc của vợ sếp
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 7/2011
Bạn đọc cảm ơn Báo VietNamNet
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 6/2011
Đánh ghen không phải là việc của vợ sếp
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 7/2011
Bạn đọc cảm ơn Báo VietNamNet
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 6/2011
Làm giả tài liệu, con dấu tại nước ngoài?
Theo bản cáo trạng số 03/VKSTC – V2 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thì để có giấy phép đầu tư ra nước ngoài ông Thái Lương Trí đã sử dụng hợp đồng liên doanh giả chữ kí của đối tác là ông Oong Khăm Sivilay (Giám đốc Công ty Khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm, Lào), làm giả “Biên bản họp cổ đông công ty” nhằm lừa dối Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp “Giấy phép đầu tư ra nước ngoài” và sử dụng con dấu giả mang tên “Công ty cổ phần khoáng sản Lào Việt” để đóng vào văn bản lừa dối các cơ quan chức năng.
Khi bị đối tác và các cổ đông kiện ông Trí - đại gia xứ Nghệ vướng vào vòng lao lý.
Ông Trí (bên trái) trước vành móng ngựa |
Đối với cáo buộc ông Trí sử dụng con dấu giả, luật sư bào chữa đã cung cấp cho Hội đồng xét xử văn bản số 005/SNP của Bộ bảo vệ An Ninh Lào xác nhận: “Con dấu số 1 là con dấu nhận được sự xác nhận đúng của Cục Quản lý dân cư và công an bản, theo Văn bản số 938/QDC.CA-B ngày 12/3/2009, có hiệu lực sử dụng về mặt pháp lý”.
Như vậy kết luận của hai cơ quan chức năng Việt và Lào khác nhau, vấn đề đặt ra ở Tòa là cần làm rõ những vấn đề trên.
Ai chiếm đoạt tài sản?
Cũng theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì sau khi thống nhất thỏa thuận ký các hợp đồng góp vốn (với hai cổ đông là ông Huấn và bà Thành) thành lập Công ty cổ phần khoáng sản Lào - Việt. Ông Trí hợp tác với công ty khác thành lập Công ty liên doanh khai thác khoáng sản Lào - Việt. Gạt tên ông Huấn và bà Thành ra khỏi Công ty trên để chiếm đoạt toàn bộ cổ phần. Hậu quả là giấy phép đầu tư do Chính phủ Lào cấp cho Công ty cổ phần khoáng sản Lào - Việt khai thác mỏ Huội Chừn, đã không có tên của 2 cổ đông sáng lập là ông Huấn và bà Thành.
Quá trình điều tra CQĐT đã kết luận: Việc ông Huấn bị gạt tên ra khỏi Công ty làm ông này mất cổ phần tương đương hơn 7 tỷ đồng, bà Thành mất hơn 3 tỷ đồng (!?).
Trong khi đó, bị cáo Thái Lương Trí khai tại phiên tòa: Số tiền thực tế mà ông Huấn nộp vào góp vốn là hơn 1,5 tỷ đồng. Còn số tiền ông Huấn (tự kê, tự chi) hơn 9 tỷ đồng. Bà Chu Thị Thành cũng góp vốn là hơn 5 tỷ đồng. Riêng số tiền bà Thành (tự kê, tự chi) hơn 6 tỷ đồng chưa được Thái Lương Trí ký xác nhận trong biên bản xác nhận vốn đầu tư.
Luật sư Trần Đình Triển nói về những điều chưa rõ trong vụ việc |
Trong khi đó từ ngày 08/6/2006 đến ngày 07/4/2008 có một “Biên bản xác nhận vốn đầu tư” do bà Chu Thị Thành (tự kê ,tự chi) cho việc tiếp khách không có chữ ký xác nhận của Thái Lương Trí với số tiền gần 12 tỷ đồng. Thế nhưng số tiền này lại được coi vốn góp vào Công ty liên doanh Khoáng sản Lào - Việt.
Về việc này, tại phiên tòa luật sư bào chữa đề nghị HĐXX yêu cầu các cá nhân góp vốn xuất trình hóa đơn chứng từ theo pháp lệnh thống kê, kế toán số tiền đã góp. Cần phải làm rõ để biết "chiến đoạt bao nhiêu?" “ai là kẻ chiếm đoạt?”
Bị cáo hay bị hại?
Trong khi để kết luận việc ông Trí đã chiếm đoạt tài sản của bà Thành, ông Huấn ngày càng có nhiều điều chưa rõ thì theo bản tổng hợp chi phí đầu tư ngày 29/7/2008 tổng số vốn của Công ty Thái Dương do ông Trí làm giám đốc đã đầu tư vào việc khai thác mỏ tại Lào tính đến ngày 31/12/2006 hơn 35,5 tỷ đồng. Sau thời gian đó, ông Trí bị khởi tố, bắt tạm giam. Đến đây, dư luận đặt câu hỏi: “Số tiền hơn 35 tỷ đồng của bị cáo Trí đã đầu tư vào mỏ để xây dựng đường, mua máy móc thiết bị, phục vụ cho việc thăm dò khai thác và chuẩn bị cho sản xuất tại hiện nay ai quản lý? Liệu có bị ai chiếm đoạt?”
Nhiều người theo dõi vụ án cho rằng: Đây là vụ án có những tình tiết chưa sáng tỏ, chưa minh bạch trong các tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về phiên tòa xét xử vào ngày 14/7 tới.
- Minh Hải