- Một số yêu cầu và lưu ý đối với người muốn nhận con nuôi.

Tin bài khác:
Lỗi hai bên trong tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm?
Thủ tục đổi tên cho con

Ép con lấy trai làng là… phạm luật

Chỉ tại cái quần cạp trễ


Chuyện gia đình tôi thế này. Tôi có 1 con nhỏ và đã ly hôn. Nay tôi muốn nhận thêm 1 con nuôi nữa. Xin hỏi thủ tục để nhận con nuôi… Xin hỏi rằng đối với con nuôi thì khi tôi mất đi, tài sản thừa kế cháu có được nhận đầy đủ như con ruột?

Cảm ơn luật sư của báo.
Ảnh minh họa
Luật sư tư vấn:


Theo những gì bạn trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về thủ tục nhận nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 67, 68, 69 Luật hôn nhân và gia đình thì cá nhân có quyền nhận nuôi con nuôi nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

1.    Đối với người được nhận làm con nuôi: Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.

Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.

2. Đối với người nhận nuôi con nuôi: Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác như: Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3. Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó, nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.

Để đăng ký nhận nuôi con nuôi bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi theo mẫu
+ Bản sao giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
+ Bản chính giấy khai sinh của người được nhận con nuôi
+ Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.
+ Các giấy tờ có liên quan (nếu có).
Sau đó bạn nộp hồ sơ cho UBND xã nơi bạn cư trú để được giải quyết.

Thứ hai: Con nuôi có được nhận di sản thừa kế của cha mẹ nuôi như con ruột


Sau khi đăng ký nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ như cha mẹ ruột và con ruột.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 điều 676 BLDS thì
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Như vậy bạn có thể yên tâm là con nuôi của bạn có quyền hưởng thừa kế như con ruột.

Tư vấn bởi luật sư: Hoàng Tuấn Anh, Văn phòng luật Hoàng Kim; Địa chỉ: 56/178 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.


Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).