- Nghe nhạc khi đang điều khiển phương tiện giao thông là rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật.
Tin bài khác:
Tôi là sinh viên của một trường ĐH. Do từ nhà đến trường khá xa, khoảng gần 20 km, nên khi đi xe máy từ nhà đến trường tôi thường nghe nhạc MP3 bằng earphone (thiết bị nghe qua tai). Xin hỏi trường hợp của tôi khi đang điều khiển xe máy mà nghe nhạc như vậy có vi phạm và bị xử lý gì không? Cũng nói thêm rằng hiện nay có khá nhiều các bạn học sinh, sinh viên và nhiều thanh thiếu niên vẫn thường dùng như vậy khi điều khiển phương tiện giao thông. (Câu hỏi của bạn T.H – Sinh viên ĐHQG).
Luật sư trả lời:
Trường hợp bạn hỏi không phải là cá biệt. Hiện tượng một bộ phận giới trẻ khi điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, ô tô thường gắn tai nghe để nghe nhạc cũng khá phổ biến. Các lý do được các bạn đưa ra thì nhiều: Để thư giãn trên đoạn đường dài, nào là để đáp ứng sở thích âm nhạc mọi nơi mọi lúc, có khi chỉ là để tỏ ra “sành điệu” “hợp mốt” hay chứng tỏ đẳng cấp “dân chơi”…
Tuy nhiên các bạn không biết rằng việc các bạn nghe nhạc như vậy khi đang điều khiển phương tiện giao thông là rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Đã có những trường hợp do nghe nhạc quá to nên đã không kịp nghe, thấy tín hiệu xin vượt, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tại nạn bất ngờ và đáng tiếc. Thậm chỉ có những trường hợp bị tai nạn chỉ vì dây nghe tai nghe quấn vào tay lái. Hay đơn cử một trường hợp mà tôi đã gặp phải đó là buổi sáng giờ cao điểm chỉ vì cái “a lô” mà một thanh niên đã làm ùn tắc giao thông gần tiếng đồng hồ trên cầu Long Biên vì anh này vừa đi xe máy vừa nghe và nói chuyện điện thoại với …cô bạn gái.
Việc nghe nhạc, thưởng thức những giai điệu âm nhạc là cần thời gian thư giãn, giải trí và thoái mái; Khi đang điều khiển phương tiện giao thông lại cần đòi hỏi sự tập trung thì nhất thiết không nên nghe nhạc qua earphone cũng như sử dụng các thiết bị thu phát âm thanh như điện thoại, đài, máy nghe nhạc…Điều này không chỉ là cần thiết cho chính bản thân bạn mà còn giúp an toàn cho mọi người xung quanh khi đang lưu thông trên đường.
Tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định:
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Như vậy việc bạn sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi đang điều khiển xe máy là vi phạm quy định trên và hành vi này sẽ bị xử lý theo Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010:
Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.
Để an toàn cho bạn, cho mọi người hãy chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, bạn nhé.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Tin bài khác:
Điều kiện để nhập hộ khẩu Hà Nội
Điều quan trọng phải biết về gương xe
Khó đỡ vì tai nạn bất ngờ
Va quệt giao thông, người già có đòi hỏi vô lý?
Điều quan trọng phải biết về gương xe
Khó đỡ vì tai nạn bất ngờ
Va quệt giao thông, người già có đòi hỏi vô lý?
Tôi là sinh viên của một trường ĐH. Do từ nhà đến trường khá xa, khoảng gần 20 km, nên khi đi xe máy từ nhà đến trường tôi thường nghe nhạc MP3 bằng earphone (thiết bị nghe qua tai). Xin hỏi trường hợp của tôi khi đang điều khiển xe máy mà nghe nhạc như vậy có vi phạm và bị xử lý gì không? Cũng nói thêm rằng hiện nay có khá nhiều các bạn học sinh, sinh viên và nhiều thanh thiếu niên vẫn thường dùng như vậy khi điều khiển phương tiện giao thông. (Câu hỏi của bạn T.H – Sinh viên ĐHQG).
Luật sư trả lời:
Trường hợp bạn hỏi không phải là cá biệt. Hiện tượng một bộ phận giới trẻ khi điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, ô tô thường gắn tai nghe để nghe nhạc cũng khá phổ biến. Các lý do được các bạn đưa ra thì nhiều: Để thư giãn trên đoạn đường dài, nào là để đáp ứng sở thích âm nhạc mọi nơi mọi lúc, có khi chỉ là để tỏ ra “sành điệu” “hợp mốt” hay chứng tỏ đẳng cấp “dân chơi”…
Tuy nhiên các bạn không biết rằng việc các bạn nghe nhạc như vậy khi đang điều khiển phương tiện giao thông là rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Đã có những trường hợp do nghe nhạc quá to nên đã không kịp nghe, thấy tín hiệu xin vượt, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tại nạn bất ngờ và đáng tiếc. Thậm chỉ có những trường hợp bị tai nạn chỉ vì dây nghe tai nghe quấn vào tay lái. Hay đơn cử một trường hợp mà tôi đã gặp phải đó là buổi sáng giờ cao điểm chỉ vì cái “a lô” mà một thanh niên đã làm ùn tắc giao thông gần tiếng đồng hồ trên cầu Long Biên vì anh này vừa đi xe máy vừa nghe và nói chuyện điện thoại với …cô bạn gái.
Việc nghe nhạc, thưởng thức những giai điệu âm nhạc là cần thời gian thư giãn, giải trí và thoái mái; Khi đang điều khiển phương tiện giao thông lại cần đòi hỏi sự tập trung thì nhất thiết không nên nghe nhạc qua earphone cũng như sử dụng các thiết bị thu phát âm thanh như điện thoại, đài, máy nghe nhạc…Điều này không chỉ là cần thiết cho chính bản thân bạn mà còn giúp an toàn cho mọi người xung quanh khi đang lưu thông trên đường.
Tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định:
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Như vậy việc bạn sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi đang điều khiển xe máy là vi phạm quy định trên và hành vi này sẽ bị xử lý theo Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010:
Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.
Để an toàn cho bạn, cho mọi người hãy chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, bạn nhé.
- Luật sư Hứa Trung Kiên – VPLS Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP.Hà Nội: 0913357914.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).