- Tham gia giao thông và va quệt với một cụ bà nay đã 95 tuổi. Sau này gia đình cụ nói mình sức khỏe yếu, hay quên, lú lẫn… Tôi có phải chịu trách nhiệm?
Tin bài cùng chuyên mục:
Đám cưới của hai người cùng giới có phạm luật?Tin bài cùng chuyên mục:
“Dì ghẻ” tranh quyền thừa kế
Hàng Không VN tỏ quan điểm vụ "nhân viên trả thù nhầm"
Người xâm hại trẻ em… không được nhận con nuôi
Bạn đọc hỏi: Tôi là Trần Ngọc Sơn hiện ở Vĩnh Phúc. Tôi có 1 vấn đề thắc mắc muốn xin ý kiến tư vấn của tòa soạn như sau:
Trong một lần tham gia giao thông trên đường tôi có va quệt vào một bà cụ năm nay 95 tuổi, sau đó tôi đã dừng xe (xe máy) và đưa cụ vào bệnh viện chụp chiếu, làm tất cả các thủ tục nhập viện điều trị cho cụ. Trong vòng 1 tuần tôi và gia đình đã chăm sóc cụ trong bệnh viện đến khi có ý kiến của trưởng khoa về tình trạng chấn thương và sức khỏe của cụ đã ổn định và ký giấy ra viện.
Tôi đã làm thủ tục ra viện, mua thuốc theo kê đơn của bác sĩ, thanh toán tiền viện phí và bồi dưỡng cho cụ 2 triệu để cụ về nhà ăn uống cho mau khỏe.
Khi xảy ra va chạm, trong lúc tôi đưa cụ vào viện thì công an xã đã xuống hiện trường lập biên bản và tạm giữ xe của tôi, sau này gia đình cụ cùng tôi đã đến làm việc với công an xã đề nghị giải quyết tình cảm và gia đình cụ đã viết đơn đề nghị giải quyết tình cảm để tôi lấy xe ra. Hiện đơn đề nghị này xã đang giữ.
Tuy nhiên sau khi về nhà 1 thời gian, gia đình cụ gọi điện cho tôi nói là sức khỏe của cụ yếu hơn, có biểu hiện hay quên, lú lẫn và đề nghị đưa cụ xuống Hà Nội khám và điều trị, yêu cầu gia đình tôi phải có trách nhiệm, xin hỏi như vậy có đúng không? Và gia đình tôi có phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của cụ không?
Có khả năng nào dẫn đến kiện cáo đòi bồi thường không? Tôi và gia đình hiện không biết phải xử lý thế nào, mong tòa soạn cho tôi 1 lời khuyên nhé!
Luật sư tư vấn:
Thông tin bạn cung cấp chưa được đầy đủ (ví dụ như: Khi tai nạn giao thông xảy ra ai là người có lỗi? Tình trạng thương tích của nạn nhân thế nào?). Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra các bên đã tự giải quyết bồi thường thỏa đáng cho nhau.
Việc thỏa thuận bồi thường của gia đình người bị nạn và bạn trước đây là một quan hệ pháp luật dân sự về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và sự việc đã được giải quyết xong, các bên đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ.
Sau một thời gian, gia đình người bị nạn lại tiếp tục đòi bạn phải có trách nhiệm và tiếp tục bồi thường cho mẹ họ với lý do “sức khỏe yếu hơn, có biểu hiện hay quên, lú lẫn...”. Đòi hỏi của phía gia đình nạn nhân này là thiếu cơ sở cả về mặt pháp lý, lẫn nhận định chủ quan của họ về thiệt hại sức khỏe liên quan đến nguyên nhân do va chạm giao thông trước đây.
Một người đã thọ tới 95 tuổi mà không yếu đi, có biểu hiện hay quên và lú lẫn mới là chuyện lạ.
Xét về góc độ tình cảm, bạn có thể tự nguyện hỗ trợ thêm cho người bị nạn thì đó cũng là một điều tốt, nên làm. Nếu bạn thấy việc này là bị ép buộc thì có thể từ chối. Bạn không nên quá hoang mang, lo lắng về việc này.
Luật sư Nguyễn Văn Sơn, ĐT: 0912171776– VPLS Bùi Đình Ứng – Đoàn LS TP Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Trong một lần tham gia giao thông trên đường tôi có va quệt vào một bà cụ năm nay 95 tuổi, sau đó tôi đã dừng xe (xe máy) và đưa cụ vào bệnh viện chụp chiếu, làm tất cả các thủ tục nhập viện điều trị cho cụ. Trong vòng 1 tuần tôi và gia đình đã chăm sóc cụ trong bệnh viện đến khi có ý kiến của trưởng khoa về tình trạng chấn thương và sức khỏe của cụ đã ổn định và ký giấy ra viện.
Tôi đã làm thủ tục ra viện, mua thuốc theo kê đơn của bác sĩ, thanh toán tiền viện phí và bồi dưỡng cho cụ 2 triệu để cụ về nhà ăn uống cho mau khỏe.
Khi xảy ra va chạm, trong lúc tôi đưa cụ vào viện thì công an xã đã xuống hiện trường lập biên bản và tạm giữ xe của tôi, sau này gia đình cụ cùng tôi đã đến làm việc với công an xã đề nghị giải quyết tình cảm và gia đình cụ đã viết đơn đề nghị giải quyết tình cảm để tôi lấy xe ra. Hiện đơn đề nghị này xã đang giữ.
Tuy nhiên sau khi về nhà 1 thời gian, gia đình cụ gọi điện cho tôi nói là sức khỏe của cụ yếu hơn, có biểu hiện hay quên, lú lẫn và đề nghị đưa cụ xuống Hà Nội khám và điều trị, yêu cầu gia đình tôi phải có trách nhiệm, xin hỏi như vậy có đúng không? Và gia đình tôi có phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của cụ không?
Có khả năng nào dẫn đến kiện cáo đòi bồi thường không? Tôi và gia đình hiện không biết phải xử lý thế nào, mong tòa soạn cho tôi 1 lời khuyên nhé!
Ảnh minh họa |
Thông tin bạn cung cấp chưa được đầy đủ (ví dụ như: Khi tai nạn giao thông xảy ra ai là người có lỗi? Tình trạng thương tích của nạn nhân thế nào?). Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra các bên đã tự giải quyết bồi thường thỏa đáng cho nhau.
Việc thỏa thuận bồi thường của gia đình người bị nạn và bạn trước đây là một quan hệ pháp luật dân sự về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và sự việc đã được giải quyết xong, các bên đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ.
Sau một thời gian, gia đình người bị nạn lại tiếp tục đòi bạn phải có trách nhiệm và tiếp tục bồi thường cho mẹ họ với lý do “sức khỏe yếu hơn, có biểu hiện hay quên, lú lẫn...”. Đòi hỏi của phía gia đình nạn nhân này là thiếu cơ sở cả về mặt pháp lý, lẫn nhận định chủ quan của họ về thiệt hại sức khỏe liên quan đến nguyên nhân do va chạm giao thông trước đây.
Một người đã thọ tới 95 tuổi mà không yếu đi, có biểu hiện hay quên và lú lẫn mới là chuyện lạ.
Xét về góc độ tình cảm, bạn có thể tự nguyện hỗ trợ thêm cho người bị nạn thì đó cũng là một điều tốt, nên làm. Nếu bạn thấy việc này là bị ép buộc thì có thể từ chối. Bạn không nên quá hoang mang, lo lắng về việc này.
Luật sư Nguyễn Văn Sơn, ĐT: 0912171776– VPLS Bùi Đình Ứng – Đoàn LS TP Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).