- Tôi có nên đem bằng chứng vợ tôi ngọai tình ra để dành quyền nuôi con không?
Tin bài khác:
Tôi và vợ đang làm thủ tục ly hôn. Tôi muốn dành quyền nuôi con và vợ tôi cũng thế. Tôi có nên đem bằng chứng vợ tôi ngọai tình (sự thừa nhận gián tiếp của cô ấy nhưng bây giờ cô ấy chối) ra để dành quyền nuôi con không? Tôi không muốn con tôi sau này sẽ bị bạn bè trêu chọc khi mẹ nó như thế và cũng có thể ảnh hưởng đến công việc của cô ấy. (Bạn đọc giấu tên đọc câu hỏi về hậu ly hôn).
Luật sư trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp xin trả lời bạn như sau:
Do hai vợ chồng bạn đang tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án và các bạn chưa thỏa thuận ai được quyền nuôi con. Việc cả hai vợ chồng bạn đều mong muốn được nuôi con sau khi ly hôn thì theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình:
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Như vậy theo tinh thần của điều luật thì việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái sau ly hôn không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cả cha lẫn mẹ. Điều này còn phụ thuộc cả vào độ tuổi của con khi bố mẹ ly hôn. Nếu con còn nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền ly hôn vợ. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được quyền nuôi con. Nếu con trên 9 tuổi thì cần hỏi ý kiến của con về nguyện vọng sống cùng bố hay mẹ để từ đó quyết định con chung sẽ do ai nuôi dưỡng. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép các đương sự tự thỏa thuận và tôn trọng sự thỏa thuận đó.
Theo như bạn cho biết thì bạn có bằng chứng về việc vợ bạn ngoại tình và bạn muốn sử dụng điều này để dành quyền nuôi con. Xin khẳng định rằng: việc vợ bạn ngoại tình (dù có hay không) cũng không phải là lý do để bạn có thể dành được quyền nuôi con. Đây chỉ là lý do để xác định rằng hôn nhân của các bạn không đạt được mục đích và ly hôn là giải pháp mà hai người đang tìm đến.
Theo quan điểm của chúng tôi thì việc ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng nếu cực chẳng đã mà phải đưa nhau ra tòa giải quyết thì cũng cần tôn trọng nhau. Nếu các bạn thuận ly tình ly hôn thì không cần thiết phải đưa ra lý do ngoại tình để gây tổn thương cho nhau. Chúng ta, những người lớn hãy nghĩ đến những mất mát, thiệt thòi và tổn thương của con cái chúng ta trước khi quyết định ly hôn.
Nếu phải ly hôn thì điều quan trọng không phải là ai được quyền trực tiếp nuôi con mà ý nghĩa cao cả hơn là các bạn làm như thế nào để đem đến cho con mình những gì tốt đẹp nhất. Nhiều trường hợp khi ly hôn, chỉ vì lòng ích kỷ, chỉ vì để trả thù nhau họ đem con ra để dành giật quyền nuôi đã gây cho chính con mình những tổn thất tinh thần không gì bù đắp được.
Rất mong các bạn hãy tỉnh táo và thực hiện quyền, nghĩa vụ thiêng liêng của mình như Điều 34 Luật Hôn nhân gia đình quy định, đó là:
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Mong cuộc sống bình yên đến với các bạn.
Luật sư Hứa Trung Kiên – VPLS Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP.Hà Nội: 0913357914.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Tin bài khác:
Xin xác nhận tình trạng hôn nhân
Yêu nhau mấy núi cũng leo
Tình yêu thì không thể miễn cưỡng
Thủ tục đổi họ cho con
Đau đầu vì chuyện mờ ám của bố…
Yêu nhau mấy núi cũng leo
Tình yêu thì không thể miễn cưỡng
Thủ tục đổi họ cho con
Đau đầu vì chuyện mờ ám của bố…
Tôi và vợ đang làm thủ tục ly hôn. Tôi muốn dành quyền nuôi con và vợ tôi cũng thế. Tôi có nên đem bằng chứng vợ tôi ngọai tình (sự thừa nhận gián tiếp của cô ấy nhưng bây giờ cô ấy chối) ra để dành quyền nuôi con không? Tôi không muốn con tôi sau này sẽ bị bạn bè trêu chọc khi mẹ nó như thế và cũng có thể ảnh hưởng đến công việc của cô ấy. (Bạn đọc giấu tên đọc câu hỏi về hậu ly hôn).
Ảnh minh họa |
Dựa trên thông tin bạn cung cấp xin trả lời bạn như sau:
Do hai vợ chồng bạn đang tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án và các bạn chưa thỏa thuận ai được quyền nuôi con. Việc cả hai vợ chồng bạn đều mong muốn được nuôi con sau khi ly hôn thì theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình:
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Như vậy theo tinh thần của điều luật thì việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái sau ly hôn không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cả cha lẫn mẹ. Điều này còn phụ thuộc cả vào độ tuổi của con khi bố mẹ ly hôn. Nếu con còn nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền ly hôn vợ. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được quyền nuôi con. Nếu con trên 9 tuổi thì cần hỏi ý kiến của con về nguyện vọng sống cùng bố hay mẹ để từ đó quyết định con chung sẽ do ai nuôi dưỡng. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép các đương sự tự thỏa thuận và tôn trọng sự thỏa thuận đó.
Theo như bạn cho biết thì bạn có bằng chứng về việc vợ bạn ngoại tình và bạn muốn sử dụng điều này để dành quyền nuôi con. Xin khẳng định rằng: việc vợ bạn ngoại tình (dù có hay không) cũng không phải là lý do để bạn có thể dành được quyền nuôi con. Đây chỉ là lý do để xác định rằng hôn nhân của các bạn không đạt được mục đích và ly hôn là giải pháp mà hai người đang tìm đến.
Theo quan điểm của chúng tôi thì việc ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng nếu cực chẳng đã mà phải đưa nhau ra tòa giải quyết thì cũng cần tôn trọng nhau. Nếu các bạn thuận ly tình ly hôn thì không cần thiết phải đưa ra lý do ngoại tình để gây tổn thương cho nhau. Chúng ta, những người lớn hãy nghĩ đến những mất mát, thiệt thòi và tổn thương của con cái chúng ta trước khi quyết định ly hôn.
Nếu phải ly hôn thì điều quan trọng không phải là ai được quyền trực tiếp nuôi con mà ý nghĩa cao cả hơn là các bạn làm như thế nào để đem đến cho con mình những gì tốt đẹp nhất. Nhiều trường hợp khi ly hôn, chỉ vì lòng ích kỷ, chỉ vì để trả thù nhau họ đem con ra để dành giật quyền nuôi đã gây cho chính con mình những tổn thất tinh thần không gì bù đắp được.
Rất mong các bạn hãy tỉnh táo và thực hiện quyền, nghĩa vụ thiêng liêng của mình như Điều 34 Luật Hôn nhân gia đình quy định, đó là:
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Mong cuộc sống bình yên đến với các bạn.
Luật sư Hứa Trung Kiên – VPLS Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP.Hà Nội: 0913357914.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc, tranh luận về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).