- Thu hồi đất luôn là vấn đề nóng. Vì vậy sau khi Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF xuất bản bài “Hành chính hóa thu hồi đất: Làm lợi cho ai?”, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi từ phía bạn đọc.
Tin bài khác:
Bằng thật, bằng giả - ý kiến đa chiềuTin bài khác:
Có nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?
Thời điểm này, tăng giá điện là làm khổ dân
Có nên bỏ con dấu trong kinh doanh?
Kinh doanh đa cấp, có lừa đảo?
Thu phí ATM: Lùa gà vào chuồng rồi thịt?
Ảnh minh họa |
Bạn đọc Huỳnh Gia Bảo ở địa chỉ email baoct74@gmail.com.vn than phiền: Từ 20 năm nay, phát sinh phong trào “chạy dự án quy hoạch” dữ quá. Ngoài những công trình phúc lợi, phát triển kinh tế xã hội của nhà nước là khả dĩ chấp nhận, nhà đầu tư tìm mọi cách - nếu không muốn nóí là thủ đoạn để xử ép người dân vùng quy hoạch. Họ lại có thế lực kim tiền thì đương nhiên có lợi thế so với dân. Nay lại nghe nói sắp ra đời văn bản quy định hành chính hóa thu hồi đất, có vẻ trái Luật đất đai và các Thông tư, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì đúng là người dân khó hiểu. Mong sao các cấp lãnh đạo thấy được “ý đồ” của các vị soạn thảo “sáng kiến” này, và cho dừng ngay việc ban hàn.
Cùng quan điểm trên, bạn đọc Lê Văn Si ở điacj chỉ email si_1964@yahoo.com.vn nêu rõ: Cơ quan nhà nước đưa ra kiến nghị hành chính trong thu hồi đất là nhằm mục tạo mối liên minh giữa cơ quan chức năng và nhà đầu tư; phía chịu đòn nhừ tử và sống thoi thóp là người dân trong vùng quy hoạch.
Bạn đọc Võ Thế Anh viết rõ rằng: Thời gian qua báo chí đã phản ánh nhiều bất cập, vô lý trong việc thu hồi đất, bồi hoàn, giải tỏa... Một thực trạng nhức nhối xã hội mà ai cũng biết: Người dân có đất trong khu quy hoạch, thì hầu hết trong số họ trước sau gì cũng rơi vào cảnh mất đất, mất nhà, thất nghiệp, không ít gia đình con cái rơi vào tệ nạn .... do không còn tư liệu sản xuất.
Bạn đọc này trăn trở: Đáng ra người bị thu hồi đất phải được hưởng quyền cơ bản theo luật đất đai 2003, hay QĐ 69/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009. Nhưng ngược lại, nhà soạn chính sách là Tổng cục đất đai, có lẽ nghĩ rằng thời gian qua phía nhà đầu tư “bị thiệt thòi” dù mức lợi nhuận của họ cỡ 300 - 500% , thậm chí 1.000%, (cứ hạch toán một công trình sẽ rõ). Vì vậy "hành chính hóa thu hồi đất", là biện pháp "giúp đỡ" nhà đầu tư hưởng lợi tiếp.
Với giọng khôi hài nhưng chua xót, bạn đọc Trần Tất Đat email dat_ct72@yahoo.com viết: Người dân sống trên miếng vườn, thửa ruộng mỗi năm giỏi thu hoạch thì một công đất chỉ sinh lợi 1-2 triệu đồng mà lại cực khổ. Nay nhà đầu tư ra giá cho anh cả trăm ngàn đồng mỗi m2, đem tiền gởi ngân hàng, sống khỏe dài dài. Nếu chưa có nền tái định cư thì thuê nhà trọ ở. Con cái thiếu tư liệu sản xuất thì đẩy chúng ra xã hội sớm để… rèn bản lĩnh.!
Sướng như vậy mà người bị thu hồi đất không biết, cứ đòi hỏi giá thương lượng, giá thị trường, quên đất đai là của nhà nước, dân chỉ giữ hộ, làm cho công trình chậm trễ. Nay “hành chính hóa thu hồi đất”, có chính quyền địa phương tiếp tay là ổn rồi, đừng kỳ kèo gì nữa.
Lo ngại của bạn đọc email hdaitech@yahoo.com: Có thể nói việc hành chính hóa thu hồi đất đai sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành và người nghèo lại càng chịu thiệt thòi. Khi việc thu hồi đất đai do cơ quan hay một vài người có quyền quyết định thì tất yếu các nhà đầu tư sẽ tìm mọi cách tác động để họ có lợi. Mà thực trạng hiện nay thì ai cũng rõ, giá đất thu hồi theo quy định và giá đất thị trường khác nhau có khi đến hàng trăm lần. Lợi lớn như vậy rất dễ dẫn đến làm sai, phần thiệt sẽ là người dân, mà nhất là nông dân.
Thống nhất với ý kiến trên, bạn đọc Võ Thế Anh email registering.infos@gmail.com viết: Thời gian qua, người dân trong vùng quy hoạch, giải tỏa đã rất khốn khổ do chế độ bồi hoàn bất cập. Nay tổng cục quản lý đất đai lại muốn hành chính hóa việc thu hồi đất, điều này sẽ có nguy cơ đẩy người dân về phía bất lợi; trong khi đó người hưởng lợi kếch xù sẽ là nhà đầu tư và ...còn ai nữa?
Bạn đọc này kiến nghị: Quy chế hoặc chính sách nào cũng phải dựa trên yếu tố́ khách quan, thực tiễn mới có thể đi vào cuôc sống. Phần lớn ý kiến của các bạn đọc đều đề nghị Nhà nước quy định chủ đầu tư phải thương lượng với chủ đất trên cơ sở QĐ 69/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009,là phù hợp với một nhà nước văn minh, vì dân.
Ban Bạn đọc