“Lúc chia tay hai vợ chồng bịn rịn mãi không rời nhau. Em phải quay mặt để giấu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên hai gò má. Nghĩ lại kể cũng tội, vợ chồng cưới nhau chưa đầy một tuần, chưa kịp bén hơi nhau đã vội chia xa. Nhưng, vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, em phải gạt bỏ tình riêng để ra với hải đảo, đầy nắng gió và cũng tràn ngập yêu thương này…” - Trung úy Vũ Văn Ước, Trợ lý Kỹ thuật của xã đảo Song Tử Tây nhớ lại.
TIN BÀI KHÁC
Nghe chuyện tình giữa biển
Trong cái đêm trời hiu hiu gió lạnh, giữa ngút ngàn trùng khơi ấy, ở xã đảo Song Tử Tây, chúng tôi được nghe kể khá nhiều câu chuyện cảm động đến nao lòng. Nghe câu chuyện thường nhật về cuộc sống nơi đây mới cảm nhận được hết sự khó khăn, gian khổ đầy hy sinh của các chiến sỹ đang ngày đêm cầm chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Nhiều chuyện kể trần trụi, khiến nhiều người lần đầu tiên ra đảo mới nghe đã ứa nước mắt. Khóc, không phải để cảm thương mà khóc bởi niềm tự hào về những con dân đất Việt đã không quản ngại gian khó của bản thân, để làm nghĩa vụ cao cả bảo vệ, chủ quyền thiêng liêng tổ quốc.
Trong vô số các câu chuyện cảm động nhưng cũng đầy tự hào của người lính đảo ấy, có một câu chuyện tình cứ làm chúng tôi nhớ mãi. Đó là chuyện tình của người Trung úy trẻ Vũ Văn Ước và vợ là Lê Thị Lan quê lúa Thái Bình.
Trước khi ra đảo, Ước còn trẻ lắm, lại đang có trong mình rất nhiều hoài bão ước mơ. Thế mà dám hy sinh tình cảm riêng tư của mình để đi làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng thì quả đáng khâm phục.
Càng khâm phục hơn nữa, khi mà người vợ của anh đã không quản ngại ngày đêm, nuôi con thơ dại, chăm sóc người mẹ chồng già yếu, để cho chồng vững tâm công tác ở nơi khắc nghiệt nhất của Tổ quốc (xã đảo Song Tử Tây).
Cưới vợ được gần ba năm trời nhưng vợ chồng anh chỉ ở được với nhau cả thảy không đầy ba tháng. Còn lại họ sống với nhau bằng những lời lẽ yêu thương qua những cánh thư nối giữa đất liền và hải đảo.
Nhớ lại, cái ngày mới cưới Ước tâm sự: “Bọn em cưới nhau, vừa đúng một tuần thì nhận được lệnh lên đường đường. Đó là năm 2009, Ước đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa Lớn. Lúc nhận được giấy gọi, em cũng suy nghĩ nhiều lắm! Hai vợ chồng cưới nhau chưa được mấy ngày, chẳng kịp bén hơi nhau mà đã phải chia xa. Nghe tin ấy, vợ em buồn lắm, cứ úp mặt vào trong gối khóc chẳng nói năng gì. Nghĩ kể cũng tội, nay là thời bình có phải thời chiến đâu?. Em suy nghĩ nhiều lắm! Suốt đêm trằn trọc không sao ngủ được, vợ chồng cưới nhau chưa được mấy ngày mà đã vội xa. Càng nghĩ, tâm trí càng rối bời nhưng cuối cùng em lại nghĩ “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”.
Rồi trời cũng tang tảng sáng Ước phải lên đường đi làm nhiệm vụ ngoài đảo. "May mà vợ cũng hiểu ra và động viên em lên đường ra đảo. Ngày tiễn em lên tàu ra đảo, vợ hai hàng lệ nhạt nhòa, lúc ấy càng thấy thương vợ hơn”.
Bây giờ, sau mấy năm được rèn luyện trong môi trường quân đội, lại được thử sức bằng nắng gió giữa biển khơi. Bây giờ, nhìn Ước cứng cáp hơn rất nhiều so với tấm ảnh chụp anh ngày đầu tiên ra đảo.
Nhìn mặt con qua ảnh
Không giấu được niềm vui của mình, Ước mời chúng tôi lên phòng, rồi chạy đến ngăn tủ lấy ra lá thư và mấy tấm ảnh khoe: “Con trai em đó, vợ em vừa gửi ra cùng chuyến tàu với các anh”- Ước khoe trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Ánh mắt như dán chặt vào tấm ảnh cậu con trai kháu khỉnh với niềm hạnh phúc dâng trào. Không hạnh phúc sao được, khi tình yêu của họ đã được đơm hoa kết trái, sau ba năm đằng đẵng xa cách nhau giữa đất liền và biển đảo. Ước nói như không kiềm chế được lòng mình, em phải cám ơn Lan nhiều lắm! Nếu không có cô ấy, em cũng chẳng biết làm sao nữa. Cô ấy là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất đối với em! Người vợ nhỏ bé yêu thương nơi đất liền!
“Ba năm lấy nhau, bọn em ở được với nhau đúng 27 ngày. Vợ chồng sống, động viên nhau bằng những lá thư đi lại giữa đất liền và hải đảo. Lần nào tàu ra, em háu hức chờ đợi lá thư chứa đầy yêu thương của người vợ hiền nơi quê nhà. Đọc những dòng chữ quen thuộc gửi gắm lời động viên khiến mình vững tâm hơn”- Ước kể.
Chuyến tàu ra đảo lần này, có lẽ để lại cho Ước nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất từ ngày ra đảo. Bởi vợ anh gửi lá thư cùng tấm hình của cậu con trai kháu khỉnh mà không thiếu những lời thương nhớ động viên… Trong lá thư chỉ vẻn vẹn có vài dòng mà khiến anh ngập tràn hạnh phúc.
Những dòng thư ngắn ngủi ấy là niềm động viên an ủi để anh ngày đêm bám đảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành với nhiệm vụ mà tổ quốc đã giao phó.
“Vợ em vừa sinh con trai, nhớ đến cái ngày em vào được đất liền, khi đó cháu cũng 10 tháng tuổi rồi, không biết nó có chịu gọi mình bằng bố không hay lại gọi bằng chú, bằng ông thì chết” – Ước cười hóm hỉnh, nụ cười tràn ngập hạnh phúc.
(Theo Go.vn)
TIN BÀI KHÁC
Tình già đẹp như tiên
Tăng lương, giảm chi: chống tham nhũng, lãng phí
Luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi?
Thử trước, có bầu thì anh mới cưới…
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Tăng lương, giảm chi: chống tham nhũng, lãng phí
Luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi?
Thử trước, có bầu thì anh mới cưới…
“Tỷ phú” giữ kí ức về lá cờ tổ quốc trong mùa thu 9/1945
Nghe chuyện tình giữa biển
Trong cái đêm trời hiu hiu gió lạnh, giữa ngút ngàn trùng khơi ấy, ở xã đảo Song Tử Tây, chúng tôi được nghe kể khá nhiều câu chuyện cảm động đến nao lòng. Nghe câu chuyện thường nhật về cuộc sống nơi đây mới cảm nhận được hết sự khó khăn, gian khổ đầy hy sinh của các chiến sỹ đang ngày đêm cầm chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Nhiều chuyện kể trần trụi, khiến nhiều người lần đầu tiên ra đảo mới nghe đã ứa nước mắt. Khóc, không phải để cảm thương mà khóc bởi niềm tự hào về những con dân đất Việt đã không quản ngại gian khó của bản thân, để làm nghĩa vụ cao cả bảo vệ, chủ quyền thiêng liêng tổ quốc.
Trong vô số các câu chuyện cảm động nhưng cũng đầy tự hào của người lính đảo ấy, có một câu chuyện tình cứ làm chúng tôi nhớ mãi. Đó là chuyện tình của người Trung úy trẻ Vũ Văn Ước và vợ là Lê Thị Lan quê lúa Thái Bình.
Trước khi ra đảo, Ước còn trẻ lắm, lại đang có trong mình rất nhiều hoài bão ước mơ. Thế mà dám hy sinh tình cảm riêng tư của mình để đi làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng thì quả đáng khâm phục.
Càng khâm phục hơn nữa, khi mà người vợ của anh đã không quản ngại ngày đêm, nuôi con thơ dại, chăm sóc người mẹ chồng già yếu, để cho chồng vững tâm công tác ở nơi khắc nghiệt nhất của Tổ quốc (xã đảo Song Tử Tây).
Trung úy Vũ Văn Ước. |
Nhớ lại, cái ngày mới cưới Ước tâm sự: “Bọn em cưới nhau, vừa đúng một tuần thì nhận được lệnh lên đường đường. Đó là năm 2009, Ước đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa Lớn. Lúc nhận được giấy gọi, em cũng suy nghĩ nhiều lắm! Hai vợ chồng cưới nhau chưa được mấy ngày, chẳng kịp bén hơi nhau mà đã phải chia xa. Nghe tin ấy, vợ em buồn lắm, cứ úp mặt vào trong gối khóc chẳng nói năng gì. Nghĩ kể cũng tội, nay là thời bình có phải thời chiến đâu?. Em suy nghĩ nhiều lắm! Suốt đêm trằn trọc không sao ngủ được, vợ chồng cưới nhau chưa được mấy ngày mà đã vội xa. Càng nghĩ, tâm trí càng rối bời nhưng cuối cùng em lại nghĩ “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”.
Rồi trời cũng tang tảng sáng Ước phải lên đường đi làm nhiệm vụ ngoài đảo. "May mà vợ cũng hiểu ra và động viên em lên đường ra đảo. Ngày tiễn em lên tàu ra đảo, vợ hai hàng lệ nhạt nhòa, lúc ấy càng thấy thương vợ hơn”.
Bây giờ, sau mấy năm được rèn luyện trong môi trường quân đội, lại được thử sức bằng nắng gió giữa biển khơi. Bây giờ, nhìn Ước cứng cáp hơn rất nhiều so với tấm ảnh chụp anh ngày đầu tiên ra đảo.
Nhìn mặt con qua ảnh
Không giấu được niềm vui của mình, Ước mời chúng tôi lên phòng, rồi chạy đến ngăn tủ lấy ra lá thư và mấy tấm ảnh khoe: “Con trai em đó, vợ em vừa gửi ra cùng chuyến tàu với các anh”- Ước khoe trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.
“Ba năm lấy nhau, bọn em ở được với nhau đúng 27 ngày. Vợ chồng sống, động viên nhau bằng những lá thư đi lại giữa đất liền và hải đảo. Lần nào tàu ra, em háu hức chờ đợi lá thư chứa đầy yêu thương của người vợ hiền nơi quê nhà. Đọc những dòng chữ quen thuộc gửi gắm lời động viên khiến mình vững tâm hơn”- Ước kể.
Chuyến tàu ra đảo lần này, có lẽ để lại cho Ước nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất từ ngày ra đảo. Bởi vợ anh gửi lá thư cùng tấm hình của cậu con trai kháu khỉnh mà không thiếu những lời thương nhớ động viên… Trong lá thư chỉ vẻn vẹn có vài dòng mà khiến anh ngập tràn hạnh phúc.
Những dòng thư ngắn ngủi ấy là niềm động viên an ủi để anh ngày đêm bám đảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành với nhiệm vụ mà tổ quốc đã giao phó.
“Vợ em vừa sinh con trai, nhớ đến cái ngày em vào được đất liền, khi đó cháu cũng 10 tháng tuổi rồi, không biết nó có chịu gọi mình bằng bố không hay lại gọi bằng chú, bằng ông thì chết” – Ước cười hóm hỉnh, nụ cười tràn ngập hạnh phúc.
Có thể khi nhận được đồ vợ gửi thì con của chúng mình chào đời rồi. Tuy thời khắc thiêng liêng nhất và hạnh phúc nhất của người làm cha, làm mẹ là giấy phút được chứng kiến con mình chào đời thì chồng không có nhà nhưng chồng của vợ đừng buồn và lo lắng gì nhé. Vợ sẽ luôn cố gắng sinh con khỏe mạnh và chăm sóc, nuôi dạy con thật tốt, để chồng yên tâm công tác. Vì vậy chồng phải luôn khỏe công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để sang năm về với hai mẹ con nhé. 2 mẹ con yêu và nhớ bố rất nhiều! |