- Theo tôi được biết thì pháp luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi có đúng không?
Tin bài khác:
Vợ chồng tôi đã ngoài 50 tuổi nhưng không có con, nay muốn nhận một cháu trai 15 tuổi rưỡi (chính xác cháu được 15 tuổi 7 tháng) làm con nuôi. Tuy nhiên theo tôi được biết thì pháp luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi. Vậy vợ chồng tôi phải làm sao để được nhận cháu về nuôi?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp chị hỏi liên quan chủ yếu đến độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Trong đó có sự chưa thống nhất của luật về độ tuổi này.
Theo khoản 1 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”.
Theo khoản 1,2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện của Người được nhận làm con nuôi lại quy định:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi”
Như vậy Luật hôn nhân và gia đình và Luật nuôi con nuôi lại có quy định khác nhau về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp của chị thì áp dụng Luật nuôi con nuôi để giải quyết vì Luật nuôi con nuôi năm 2010 là Luật quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi và điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về trẻ em như định nghĩa trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Do vậy vợ chồng chị có quyền nhận cháu làm con nuôi và tiến hành theo thủ tục chung về nhận nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Chúc gia đình chị hạnh phúc.
Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội. ĐT: 04.38730018
Tin bài khác:
Thủ tục làm di chúc khi nhà mất "giấy hồng"?
Không cho yêu chỉ bởi...anh đi tù về
Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 9/2011
Tỏ tình hiện đại, học theo công tử Bạc Liêu?
Tặng quà mẹ người yêu, bị chê là hoang…
Không cho yêu chỉ bởi...anh đi tù về
Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 9/2011
Tỏ tình hiện đại, học theo công tử Bạc Liêu?
Tặng quà mẹ người yêu, bị chê là hoang…
Vợ chồng tôi đã ngoài 50 tuổi nhưng không có con, nay muốn nhận một cháu trai 15 tuổi rưỡi (chính xác cháu được 15 tuổi 7 tháng) làm con nuôi. Tuy nhiên theo tôi được biết thì pháp luật chỉ cho phép nhận con nuôi dưới 15 tuổi. Vậy vợ chồng tôi phải làm sao để được nhận cháu về nuôi?
Ảnh minh họa |
Trường hợp chị hỏi liên quan chủ yếu đến độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Trong đó có sự chưa thống nhất của luật về độ tuổi này.
Theo khoản 1 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”.
Theo khoản 1,2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện của Người được nhận làm con nuôi lại quy định:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi”
Như vậy Luật hôn nhân và gia đình và Luật nuôi con nuôi lại có quy định khác nhau về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp của chị thì áp dụng Luật nuôi con nuôi để giải quyết vì Luật nuôi con nuôi năm 2010 là Luật quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi và điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về trẻ em như định nghĩa trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Do vậy vợ chồng chị có quyền nhận cháu làm con nuôi và tiến hành theo thủ tục chung về nhận nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Chúc gia đình chị hạnh phúc.
Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội. ĐT: 04.38730018