- Tài sản của mẹ tôi có đuợc sau khi ba mất, mẹ tôi có được toàn quyền quyết định?
TIN BÀI KHÁC
Cha tôi đã mất vào năm 2006 nhưng không để lại di chúc. Hiện nay, mẹ tôi đã già yếu, tài sản của cha để lại 1500 m2. Có phải mẹ tôi được hưởng một nửa số tài sản, một nửa còn lại được chia cho các con.
Vậy tôi hỏi, số tài sản của mẹ tôi có được sau khi ba tôi mất, mẹ tôi có được toàn quyền quyết định? Thủ tục phân chia tài sản này như thế nào?
Công ty Luật VDT Hà Nội xin trả lời như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đối với di sản của người đã chết để lại nếu không có di chúc thì được chia theo pháp luật. Với những dữ liệu bạn nêu ra, tôi xin phân phân tích như sau:
Khi cha của bạn mất đi thì tài sản chung của cha mẹ bạn được chia đôi, mẹ bạn một nửa, còn một nửa còn lại được đem chia cho những người hưởng thừa kế. Cha bạn không để lại di chúc nên di sản để lại được chia theo hàng thừa kế.
Tại điểm a, khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó, mẹ bạn cũng thuộc một hàng thừa kế với bạn và các anh chị bạn (giả sử cha bạn còn có những người con khác ngoài bạn), và mẹ bạn được hưởng một phần di sản của cha bạn để lại ngang bằng với phần chia cho các con. Như vậy, với với 1500m2 (bạn không nêu rõ là nhà hay đất nên tôi xin nêu hướng giải quyết chung) thì mẹ bạn được sở hữu 750m2 và được thừa kế một phần trong 750m2 còn lại chia đều cho mẹ bạn và các con của cha bạn.
Tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
- Tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn (như đã phân tích ở trên) thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định, quyền sở hữu tài sản được nhà nước Việt Nam công nhận, bảo hộ.
- Thủ tục phân chia tài sản được tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự như sau:
Thời điểm bố bạn mất là thời điểm mở thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế những người được thừa kế họp mặt để thỏa thuận các việc: cử người quản lý di sản, phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng thừa di sản và cách thức phân chia di sản. Những thỏa thuận này được lập thành văn băn (điều 681 Bộ luật dân sự). Tài sản của bố bạn để lại được chia đều cho vợ và các con sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, ví dụ như: chi phí dành cho việc mai tang, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước, tiền phạt, các khoản nợ khác…
Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thảo - Công Ty Luật Hà Nội VDT: Tầng 4 tòa nhà HABUBANK 242H Minh Khai, Hài Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 04.39934068 - 0974223408.
Mọi thắc mắc, hỏi đáp về pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn
TIN BÀI KHÁC
Báo VietNamNet về với bà con vùng lũ
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Gửi mẹ - mẹ của một đứa con hư
Lấy chồng mới, đổi họ cho con ra sao?
Mất tiền oan vì cho bạn vay tiền
Qua ngõ nhà người
“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
Gửi mẹ - mẹ của một đứa con hư
Lấy chồng mới, đổi họ cho con ra sao?
Mất tiền oan vì cho bạn vay tiền
Qua ngõ nhà người
Cha tôi đã mất vào năm 2006 nhưng không để lại di chúc. Hiện nay, mẹ tôi đã già yếu, tài sản của cha để lại 1500 m2. Có phải mẹ tôi được hưởng một nửa số tài sản, một nửa còn lại được chia cho các con.
Vậy tôi hỏi, số tài sản của mẹ tôi có được sau khi ba tôi mất, mẹ tôi có được toàn quyền quyết định? Thủ tục phân chia tài sản này như thế nào?
Công ty Luật VDT Hà Nội xin trả lời như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đối với di sản của người đã chết để lại nếu không có di chúc thì được chia theo pháp luật. Với những dữ liệu bạn nêu ra, tôi xin phân phân tích như sau:
Khi cha của bạn mất đi thì tài sản chung của cha mẹ bạn được chia đôi, mẹ bạn một nửa, còn một nửa còn lại được đem chia cho những người hưởng thừa kế. Cha bạn không để lại di chúc nên di sản để lại được chia theo hàng thừa kế.
Tại điểm a, khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó, mẹ bạn cũng thuộc một hàng thừa kế với bạn và các anh chị bạn (giả sử cha bạn còn có những người con khác ngoài bạn), và mẹ bạn được hưởng một phần di sản của cha bạn để lại ngang bằng với phần chia cho các con. Như vậy, với với 1500m2 (bạn không nêu rõ là nhà hay đất nên tôi xin nêu hướng giải quyết chung) thì mẹ bạn được sở hữu 750m2 và được thừa kế một phần trong 750m2 còn lại chia đều cho mẹ bạn và các con của cha bạn.
Tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
- Tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn (như đã phân tích ở trên) thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định, quyền sở hữu tài sản được nhà nước Việt Nam công nhận, bảo hộ.
- Thủ tục phân chia tài sản được tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự như sau:
Thời điểm bố bạn mất là thời điểm mở thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế những người được thừa kế họp mặt để thỏa thuận các việc: cử người quản lý di sản, phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng thừa di sản và cách thức phân chia di sản. Những thỏa thuận này được lập thành văn băn (điều 681 Bộ luật dân sự). Tài sản của bố bạn để lại được chia đều cho vợ và các con sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, ví dụ như: chi phí dành cho việc mai tang, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước, tiền phạt, các khoản nợ khác…
Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thảo - Công Ty Luật Hà Nội VDT: Tầng 4 tòa nhà HABUBANK 242H Minh Khai, Hài Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 04.39934068 - 0974223408.
Mọi thắc mắc, hỏi đáp về pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn