- Sau khi đọc bài “Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn ham đầu tư nóng” và bài “Nên bán bớt doanh nghiệp nhà nước”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
DNNN là…nợ và lỗ?
Email quochoi.nguyen@yahoo.com thể hiện sự bàng hoàng vì “nợ của DNNN thật là khủng khiếp, bằng 54.2% GDP, tức là thu nhập quốc dân bị DNNN chén mất hơn nửa, thế thì còn gì cho xã hội?” Do đó bạn đọc này có thái độ dứt khoát “như vậy chẳng bán DNNN đi còn đeo đẳng đến bao giờ?”
Chia sẻ với cảm nhận trên, email romeo839044@yahoo.com viết: “Nợ công là nợ gì nhỉ? Sao nghe từ "công" nó...mênh mông quá! Nghe có vẻ không có ai chịu trách nhiệm cả, ai vay và ai sẽ trả? Quản lý nguồn vốn vay thì không hiệu quả, nhiều công trình sử dụng nguồn vốn vay ODA thì vừa bị thất thoát vừa kém chất lượng thay vì sử dụng được 20 năm thì mới đưa vào sử dụng có 10 năm đã xuống cấp, hư hỏng. Vì là "công" nên mạnh ai nấy vay mà không cần biết ai sẽ là người trả nợ! Tiền cóphải là lá mít đâu? Không bán DNNN đi mà cứ cái điệp khúc này thì chịu sao thấu?”
Email fukusima.vn@yahoo.com cũng thể hiện sự lo ngại về “một sự thực mà ai cũng hiểu, ai cũng biết, ai cũng thấy là DNNN cơ bản thua lỗ. Qua đánh giá hoạt động của một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước vừa qua thấy có Dầu khí và Ngân hàng là có lợi nhuận. Dầu khí thì đào lên để bán, chẳng lẽ không có lãi thì còn nói được gì! Nhưng hãy nhớ lấy câu "đời cha ăn mặn thì đời con khát nước". Hệ thống ngân hàng ư! Một thảm cảnh là tín dụng đen đang đổ vỡ hàng loạt, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng.”
Bán DNNN đồng thời với xử lý trách nhiệm
Email fukusima.vn@yahoo.com tiếp tục đặt nhiều câu hỏi: “DNNN lỗ trách nhiệm thuộc về ai? Chẳng thấy mấy người bị xử lý về vấn đề này cho ra ngô ra khoai. Phải chăng doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước do người nhà nước quản lý, chẳng lẽ nhà nước lại đi xử lý nhà nước?” Bạn đọc này mong mỏi: “Phải xử lý, xử mạnh hơn nữa thì nhà nước mới còn là nhà nước”.
Còn email talaweb.com@gmail.com nhận thấy: “ Các doanh nghiệp nhà nước được thành lập với những ưu đãi về vốn và các nguồn lực khác, mục tiêu là góp phần làm ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế. Thế mà các “ông” này dùng tiền nhà nước đầu tư tràn lan rồi la lỗ.”
Vì vậy bạn đọc này đề nghị: “Nhà nước nên tái cấu trúc lại toàn bộ các doanh nghiệp này, càng cổ phần hóa, tư nhân hóa nhiều càng tốt. Nước Mỹ cho tư nhân sản xuất cả vũ khí mà họ vẫn là cường quốc đứng đầu thế giới, do vậy tư nhân hóa là động lực cho sự phát triển!”
Email nguyenthoai123@gmail.com thì thể hiện sự sốt ruột: “Nên bán bán bớt doanh nghiệp nhà nước”, câu nói này đã nghe từ những năm 1990. Rõ ràng chúng ta đang quay trở lại vạch xuất phát từ cách đây 20 năm”.
Theo email minhlq283@yahoo.com.vn thì “nên dùng cụm từ "thanh lý doanh nghiệp nhà nước”, trước khi thanh lý phải thuê kiểm toán nước ngoài và tổ chức đấu giá công khai. Có vậy thì người mua mới biết được mình mua rồi thì sử dụng được gì và những gì trở thành phế thải.”
Nhưng email thevinhpvfi@yahoo.com.vn lại có ý kiến khác “Nếu bán DNNN thì tôi không biết ai là người mua? Tư nhân lấy tiền đâu ra để mua? Nếu tôi là người có tiền thì tôi thành lập doanh nghiệp mới chứ mua lại mấy DNNN làm gì?”
Đọc ý kiến của Mishra , đại diện Ngân hàng thế giới: "Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng, đối với các nhà hoạch định chính sách cấp cao nên chú ý tham gia các diễn đàn quốc tế để gây áp lực, có tiếng nói mạnh mẽ đối với các quốc gia phát triển đã gây ra cuộc khủng hoảng này", email nmoclan@yahoo.com không tán thành với giọng khôi hài: “Thế hóa ra lạm phát cao ngất ngưởng, doanh nghiệp của ta đóng cửa hàng loạt là do thế giới đấy! Vinashin vỡ nợ cũng vì kinh tế thế giới suy thoái, ta chẳng có lỗi gì đâu. Vì vậy công an nên thả ông Phạm Thanh Bình, nguyên Tổng giám đốc Vinashin để ông ấy có thể là người thích hợp nhất đại diện Việt Nam đi kiện thế giới, kiện các quốc gia phát triển đã gây ra cuộc khủng hoảng này!”
“Nhà nước chỉ nên tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, khi đó nền kinh tế sẽ vận hành theo thị trường, đỡ phải can thiệp bằng các biện pháp hành chính làm méo mó thị trường như hiện nay”, đó là mong mỏi của email thevinhpvfi@yahoo.com.vn.
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
Bạn đọc tham gia “sàng lọc ngân hàng”
Bạn đọc ủng hộ cắt giảm thủ tục hành chính
Những chuyện buồn trông thấy ở hồ Tây
49000 doanh nghiệp phá sản: Môi trường kinh doanh gặp khó?
48.000 doanh nghiệp phá sản, không bi đát?
Bạn đọc ủng hộ cắt giảm thủ tục hành chính
Những chuyện buồn trông thấy ở hồ Tây
49000 doanh nghiệp phá sản: Môi trường kinh doanh gặp khó?
48.000 doanh nghiệp phá sản, không bi đát?
DNNN là…nợ và lỗ?
Email quochoi.nguyen@yahoo.com thể hiện sự bàng hoàng vì “nợ của DNNN thật là khủng khiếp, bằng 54.2% GDP, tức là thu nhập quốc dân bị DNNN chén mất hơn nửa, thế thì còn gì cho xã hội?” Do đó bạn đọc này có thái độ dứt khoát “như vậy chẳng bán DNNN đi còn đeo đẳng đến bao giờ?”
Chia sẻ với cảm nhận trên, email romeo839044@yahoo.com viết: “Nợ công là nợ gì nhỉ? Sao nghe từ "công" nó...mênh mông quá! Nghe có vẻ không có ai chịu trách nhiệm cả, ai vay và ai sẽ trả? Quản lý nguồn vốn vay thì không hiệu quả, nhiều công trình sử dụng nguồn vốn vay ODA thì vừa bị thất thoát vừa kém chất lượng thay vì sử dụng được 20 năm thì mới đưa vào sử dụng có 10 năm đã xuống cấp, hư hỏng. Vì là "công" nên mạnh ai nấy vay mà không cần biết ai sẽ là người trả nợ! Tiền cóphải là lá mít đâu? Không bán DNNN đi mà cứ cái điệp khúc này thì chịu sao thấu?”
Ảnh minh họa |
Bán DNNN đồng thời với xử lý trách nhiệm
Email fukusima.vn@yahoo.com tiếp tục đặt nhiều câu hỏi: “DNNN lỗ trách nhiệm thuộc về ai? Chẳng thấy mấy người bị xử lý về vấn đề này cho ra ngô ra khoai. Phải chăng doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước do người nhà nước quản lý, chẳng lẽ nhà nước lại đi xử lý nhà nước?” Bạn đọc này mong mỏi: “Phải xử lý, xử mạnh hơn nữa thì nhà nước mới còn là nhà nước”.
Còn email talaweb.com@gmail.com nhận thấy: “ Các doanh nghiệp nhà nước được thành lập với những ưu đãi về vốn và các nguồn lực khác, mục tiêu là góp phần làm ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế. Thế mà các “ông” này dùng tiền nhà nước đầu tư tràn lan rồi la lỗ.”
Vì vậy bạn đọc này đề nghị: “Nhà nước nên tái cấu trúc lại toàn bộ các doanh nghiệp này, càng cổ phần hóa, tư nhân hóa nhiều càng tốt. Nước Mỹ cho tư nhân sản xuất cả vũ khí mà họ vẫn là cường quốc đứng đầu thế giới, do vậy tư nhân hóa là động lực cho sự phát triển!”
Email nguyenthoai123@gmail.com thì thể hiện sự sốt ruột: “Nên bán bán bớt doanh nghiệp nhà nước”, câu nói này đã nghe từ những năm 1990. Rõ ràng chúng ta đang quay trở lại vạch xuất phát từ cách đây 20 năm”.
Theo email minhlq283@yahoo.com.vn thì “nên dùng cụm từ "thanh lý doanh nghiệp nhà nước”, trước khi thanh lý phải thuê kiểm toán nước ngoài và tổ chức đấu giá công khai. Có vậy thì người mua mới biết được mình mua rồi thì sử dụng được gì và những gì trở thành phế thải.”
Nhưng email thevinhpvfi@yahoo.com.vn lại có ý kiến khác “Nếu bán DNNN thì tôi không biết ai là người mua? Tư nhân lấy tiền đâu ra để mua? Nếu tôi là người có tiền thì tôi thành lập doanh nghiệp mới chứ mua lại mấy DNNN làm gì?”
Đọc ý kiến của Mishra , đại diện Ngân hàng thế giới: "Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng, đối với các nhà hoạch định chính sách cấp cao nên chú ý tham gia các diễn đàn quốc tế để gây áp lực, có tiếng nói mạnh mẽ đối với các quốc gia phát triển đã gây ra cuộc khủng hoảng này", email nmoclan@yahoo.com không tán thành với giọng khôi hài: “Thế hóa ra lạm phát cao ngất ngưởng, doanh nghiệp của ta đóng cửa hàng loạt là do thế giới đấy! Vinashin vỡ nợ cũng vì kinh tế thế giới suy thoái, ta chẳng có lỗi gì đâu. Vì vậy công an nên thả ông Phạm Thanh Bình, nguyên Tổng giám đốc Vinashin để ông ấy có thể là người thích hợp nhất đại diện Việt Nam đi kiện thế giới, kiện các quốc gia phát triển đã gây ra cuộc khủng hoảng này!”
“Nhà nước chỉ nên tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, khi đó nền kinh tế sẽ vận hành theo thị trường, đỡ phải can thiệp bằng các biện pháp hành chính làm méo mó thị trường như hiện nay”, đó là mong mỏi của email thevinhpvfi@yahoo.com.vn.
Ban Bạn đọc