- Tại điều 32 Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Điều 12 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 đều có quy định về xử phạt bằng tiền đối với người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Tuy nhiên trên thực tế, người đi bộ vi phạm bị xử lý rất ít.

TIN BÀI KHÁC:

Ảnh minh họa
Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề tìm ra giải pháp hạn chế tai nạn giao thông thì các cơ quan chức năng chưa quan tâm đến người đi bộ trên đường. Mà trong thực tế thì nguyên nhân, chiều hướng gia tăng tai nạn giao thông hiện nay có phần không nhỏ do người đi bộ. Vì người đi bộ khi tham gia giao thông vẫn còn tâm lý thoải mái, tùy tiện sang đường mọi lúc, mọi nơi và không đi lối riêng dành cho người đi bộ.
 
Bên cạnh đó, không gian tham gia giao thông của người đi bộ bị lấn chiếm làm nơi buôn bán, kinh doanh mà không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý triệt để, nên người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Đặc biệt, là các em học sinh vào lúc tan trường thường hồn nhiên chạy nhảy, vui đùa trên lòng đường gây cản trở không nhỏ cho người tham gia giao thông.

Tại các ngã ba, ngã tư ở một số tỉnh, thành phố lớn, việc cho phép xe hai bánh rẽ phải khi đèn đỏ nhiều khi cũng chính là nguyên nhân gây tai nạn giao thông cho người đi bộ. Vào những giờ cao điểm nguy cơ xảy ra càng cao. Hơn nữa, khoảng cách an toàn dành cho người bộ hành khi sang đường không được đảm bảo. Khoảng cách từ điểm dừng của các phương tiện cơ giới đến vạch ngựa vằn rất ngắn, những lúc đèn đỏ nhiều xe gắn máy dừng sát ngay hoặc chiếm luôn lối đi của người đi bộ.

Lẽ ra muốn qua đường người đi bộ phải chờ ngay trục ngã tư, khi đèn đỏ chặn các phương tiện cơ giới, đèn xanh dành cho người đi bộ thì sang đường tại các vạch ngựa vằn, nhưng nhiều người không chấp hành do đó, tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Vì thế, để giảm thiểu tai nạn giao thông cần quan tâm đến người đi bộ. Cần xử phạt không cho tồn tại đối với các đối tượng buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè chiếm lối đi dành cho người đi bộ và xử phạt thật nghiêm người đi bộ vi phạm khi tham gia giao thông.

Đỗ Văn Nhân