- Tôi và cô ấy lấy nhau khi cô ấy đã có 1 con riêng. Năm 41 tuổi vợ tôi mất vì một tai nạn bất ngờ.
TIN BÀI KHÁC:
Sau khi cô ấy mất một thời gian thì tôi mới biết cô ấy có một khối tài sản riêng. Xin hỏi số tài sản đó sẽ được phân chia thế nào cho tôi và con riêng của cô ấy? (Bạn đọc ngô thanh khải).
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì vợ bạn mất đi không để lại di chúc, như vậy theo quy định tại Điều 675 BLDS thì phần di sản vợ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 BLDS về những người được hưởng thừa kế theo pháp luật thì bạn và con riêng của vợ bạn cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Giả sử vợ bạn không còn ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì di sản vợ bạn để lại được chia đều cho bạn và con riêng của vợ bạn.
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
TIN BÀI KHÁC:
Ở nhà thuê có được cưới vợ?
Phá thai vì không muốn có con
Cho bạn vay tiền, kiện tụng áp dụng sau cùng
Bố cho hết tài sản con út
Đòi cái ngàn vàng nhưng “né” dùng bao cao su
Đừng dại “xì tiền” khi xin việc vào cơ quan nhà nước
Phá thai vì không muốn có con
Cho bạn vay tiền, kiện tụng áp dụng sau cùng
Bố cho hết tài sản con út
Đòi cái ngàn vàng nhưng “né” dùng bao cao su
Đừng dại “xì tiền” khi xin việc vào cơ quan nhà nước
Sau khi cô ấy mất một thời gian thì tôi mới biết cô ấy có một khối tài sản riêng. Xin hỏi số tài sản đó sẽ được phân chia thế nào cho tôi và con riêng của cô ấy? (Bạn đọc ngô thanh khải).
Ảnh minh họa |
Theo như bạn trình bày thì vợ bạn mất đi không để lại di chúc, như vậy theo quy định tại Điều 675 BLDS thì phần di sản vợ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 BLDS về những người được hưởng thừa kế theo pháp luật thì bạn và con riêng của vợ bạn cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Giả sử vợ bạn không còn ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì di sản vợ bạn để lại được chia đều cho bạn và con riêng của vợ bạn.
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).