- Nhiều hộ dân sống quanh nhà máy cho biết nước giếng thường xuyên bị đổi màu, bốc mùi và hiện tượng mùi khét khi nhà máy vận hành có từ năm 2008- 2009. Các chất độc đã ngấm vào bùn, nước giếng ở quanh nhà máy. Thế nhưng đến cuối năm 2011, các ban ngành vào kiểm tra lại khẳng định đơn vị này mới chạy giai đoạn thử nghiệm và chỉ vì sự cố “rửa, dọn” đã gây ra ô nhiễm môi trường.

TIN BÀI KHÁC:

Nước thải tràn ra khuôn viên nhà máy, tràn đến đâu, cây héo hon đến đó
Ông Đinh Văn Lợi, Phó chủ tịch xã Tân Vinh (Lương Sơn, Hòa Bình): Họ nói bể bị tràn.

PV: Thưa ông, dân có phản ánh: Ngày xây dựng nhà máy xã đến thông báo với dân là làm đá, sau đó lại là nhà máy chế vàng? Thực hư của việc này là thế nào?

Ông Đinh Văn Lợi: Cái này tôi không nắm rõ vì tôi mới từ văn phòng sang.

PV: Sau khi có sự cố ngày 7/9 được dân phản ánh, xã xuống kiểm tra và thấy hiện trạng thế nào?


Ông Đinh Văn Lợi: Sau khi được người dân thông báo chúng tôi đã lập một tổ công tác đến trực tiếp nhà máy. Nhìn bằng mắt thường chúng tôi thấy nước thải được chứa trong 3 bể đất, lót bạt của công ty đào trong khuôn viên nhà máy.

Lần 2 khi chúng tôi xuống thì thấy hố đã được sửa sang, xây lại, công nhân đang làm bể.

“Chúng tôi thấy nước thải được chứa trong 3 bể đất, lót bạt của công ty đào trong khuôn viên nhà máy” ông Đinh Văn Lợi nói về cái gọi là hệ thống xử lý nước thải do mình chứng kiến
PV: Lúc đó lãnh đạo nhà máy nói với ông điều gì?


Ông Đinh Văn Lợi: Họ báo cáo là do sơ suất nên quá trình nghiền quặng, bơm và hóa chất bị tràn ra ngoài gây chết cá.

PV: Như vậy hệ thống xử lý nước thải vừa rồi họ mới làm khi đoàn kiểm tra đến?

Ông Đinh Văn Lợi: Vừa rồi họ mới làm.

Ông Đinh Mạnh Đông, Phó trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lương Sơn: Họ nói ống bị vỡ.

PV: Hiện trạng của nhà máy khi huyện đến kiểm tra là thế nào thưa ông?

Ông Đinh Mạnh Đông: Theo báo cáo của phía công ty thì họ nói rằng do ống ngầm bị vỡ, nước tràn xuống ao gây chết cá.

PV: Họ báo cáo với xã là nước bị tràn từ bể lắng? Tại sao các cơ quan chức năng chỉ nghe nhà máy báo cáo mà mỗi cơ quan lại nghe báo cáo khác nhau?

Ông Đinh Mạnh Đông: Chúng tôi là cơ quan kiểm tra nhưng bằng mắt thường chúng tôi không thể thấy.

PV: Hiện nay sự cố đã được xử lý thế nào thưa ông?

Ông Đinh Mạnh Đông: Huyện đã mời công ty lên làm việc, nhà máy ngừng hoạt động và yêu cầu nhà máy khắc phục sự cố.

Doanh nghiệp trên được cho phép hoạt động trở lại để giải quyết tồn đọng chất thải, xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải. Sau khi đi vào hoạt động trong thời gian 3 tháng (sau ngày 30/4/2012) công ty phải báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nghiệm thu các công trình xử lý môi trường sau đó mới hoạt động tiếp.

PV: Đó là khắc phục về phía hoạt động của nhà máy, thế nhưng về phía người dân: Nước giếng bị nhiễm độc, vật nuôi ăn uống nước có những vấn đề thì huyện đã yêu cầu nhà máy khắc phục thế nào?

Ông Đinh Mạnh Đông:Khắc phục về phía người dân, tôi thấy họ chưa báo cáo.

PV: Khi quyết định đặt nhà máy ở thôn Rụt, huyện có tính đến việc cơ sở luyện kim quá gần khu dân cư?

Ông Đinh Mạnh Đông: Cái này thì tôi không nắm rõ. Tỉnh cấp phép cho nhà máy hoạt động thì tỉnh phải tính đến điều này.

Ông Nguyễn Văn Dật - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình: Hiện nay hệ thống xử lý nước thải chưa xong. Họ chỉ làm trộm!

Ông Nguyễn Văn Dật, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
PV: Thưa ông, hiện trạng của nhà máy này khi Sở đến kiểm tra như thế nào?


Ông Nguyễn Văn Dật: Qua kiểm tra nhà máy chưa đi vào hoạt động chính thức mới đang xây dựng cơ sở vật chất và công trình bảo vệ môi trường. Nhưng mà nó đã chạy thử gây ra sự cố môi trường.

Sở đã yêu cầu họ ngừng hoạt động, khi nào hoàn thành công trình xử lý môi trường và được nghiệm thu mới được hoạt đông tiếp. Kết luận của Sở đã nói rất rõ sai phạm của nhà máy này …hiện nay chúng tôi đang chờ UBND tỉnh xử phạt, vì số tiền xử phạt đơn vị này rất cao nên Sở không thể quyết định.

PV: Theo tìm hiểu của chúng tôi, bản phân tích một số mẫu nước, bùn, nước giếng của hồ trước nhà máy không đóng dấu của đơn vị phân tích mà chỉ có dấu treo của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, văn bản này cần xem xét lại về giá trị pháp lý. Công ty gây ô nhiễm lại là khách hàng đi xét nghiệm chất ô nhiễm? Ông có thể nói gì về điều này?


Ông Nguyễn Văn Dật: Chúng tôi lấy 3 mẫu nước, một mẫu mang đi xét nghiệm, một mẫu giữ ở xã, một mẫu dân giữ nếu dân có nghi ngờ thì có thể mang đi xét nghiệm lại. Phí xét nghiệm do Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Bình THT trả tiền vì họ là doanh nghiệp gây ô nhiễm. Về phần văn bản chúng tôi khẳng định có giá trị pháp lý nhưng hiện chúng tôi đang vội nên không thể lấy đưa cho phóng viên.

Chất bùn thải trước đó của nhà máy được thải ra hồ tự nhiên. Phải chăng quy trình xử lý chất độc hại là “hoàn toàn thiên nhiên”?
PV: Khi đặt nhà máy gần khi dân cư - ở chân núi, điểm cao, Sở đã kiểm tra đánh giá về môi trường thế nào khi dự án vào?


Ông Nguyễn Văn Dật: Khi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ này dự án đã vào rồi. Chúng tôi chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xem xét.

Nếu nhà máy không thực hiện được yêu cầu, quy định về bảo vệ môi trường thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di chuyển là tất nhiên.

PV: Sở có website thông tin không? Tại sao doanh nghiệp gây ô nhiễm không được thông tin rộng rãi đến công chúng?

Ông Nguyễn Văn Dật: “Để tôi kiểm tra lại”.

PV: Khi chúng tôi đến làm việc tại phòng Bí thư của xã Tân Vinh, ông Lê Thế Vinh, bí thư xã đang tiếp chuyện đại diện của nhà máy này tại phòng. Tuy nhiên vị bí thư này không cho chúng tôi cơ hội tiếp cận để làm rõ thông tin phía nhà máy. Chúng tôi có cơ sở để nghi ngờ họ có “việc riêng”. Quan điểm của ông về việc này?

Ông Nguyễn Văn Dật: Môi trường là của tất cả mọi người. Theo tôi môi trường không có gì là bí mật. Việc xử lý vi phạm môi trường phải công khai, đó không phải là việc bí mật của xã, huyện, tỉnh với doanh nghiệp.

Nhiều câu hỏi chúng tôi đặt ra cán bộ xã và huyện được giao nhiệm vụ trả lời cho rằng mình không nắm rõ hoặc không thể biết với lý do mới về phòng. Khi chúng tôi lên gặp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, ông Nguyễn Văn Dật - Phó giám đốc Sở không phải là cán bộ mới về phòng nhưng luôn miệng nói đang rất vội đi đám cưới, không có nhiều thời gian để trả lời hết những vấn đề phóng viên đưa ra (khi đó mới vào thời gian 8 giờ 40 phút sáng ngày 10/2/2012 tức là là buổi sáng thứ 6).


Tĩnh Phan

Theo báo cáo của Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT, Nhà máy chế biến quặng đa kim được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận cho phép việc thực hiện đầu tư dự án tại xã Tân Vinh. Công ty đã thực hiện triển khai xây dựng nhà máy từ năm 2007, đến năm 2009 thì vận hành thử nghiệm hoạt động của dây chuyền máy móc tuyển quặng, năm 2010 thì dừng hoạt động để tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của nhà máy. Sau khi cơ bản hoàn thành các hạng mục của dự án đã được phê duyệt tháng 9/2011 trong lúc công nhân thau rửa bể, bồn để tiếp tục vận hành thử hệ thống thì gây ra sự cố môi trường.

Ngày 26/12 năm 2011 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã có kết luận về việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của nhà máy trên:

Về hồ sơ pháp lý liên quan đến việc đầu tư, xây dựng Nhà máy chế biến Quặng đa kim của Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT cơ bản đã được hoàn thiện đầy đủ.

Qua kiểm tra đơn vị này hoàn thiện việc xây dựng nhà máy và hạng mục công trình, hệ thống xử lý môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt… Tuy nhiên khi vận hành thử nghiệm dây chuyền tuyển quặng và các công trình công ty không báo cáo cũng như gửi hồ sơ thiết kế chi tiết đến cơ quan có thẩm quyền. Do vậy chưa có căn cứ để các cơ quan chức năng đánh giá được việc đảm bảo tiêu chuẩn của các công trình trên.

Cũng theo kết luận của Sở: Chỉ tiêu phân tích các thành phần độc hại trong mẫu bùn, mẫu đất được lấy tại hai ao của công ty và khu để vỏ đựng hóa chất mà công ty được phép sử dụng có 1 số chỉ tiêu vượt từ 2 - 3 lần giới hạn cho phép của các quy chuẩn. Riêng chỉ tiêu Asen vượt giới hạn cho phép từ 20 - 30 lần.

Bài 3: “Làm vàng mà ẩu, tôi chết trước!”

"Đấm vào ngực" để chứng minh đơn vị mình đang cố gắng làm tốt. Lời phân bua của ông Đào Duy Toàn - Chủ tích Hội đồng thành viên của Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình.