- Chúng tôi tự nguyện và đồng thuận nhận nhau, vậy thì giấy tờ, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con có cần thiết không?
TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤCCho vay nặng lãi… hỏi cách thưa kiện ra tòa
Thừa kế nhà mặt phố, mẹ kế băn khoăn
Dọa chém vợ vì mâu thuẫn chuyện đưa đi làm
Thanh niên được hoãn nghĩa vụ quân sự bao lâu?
Thừa kế nhà mặt phố, mẹ kế băn khoăn
Dọa chém vợ vì mâu thuẫn chuyện đưa đi làm
Thanh niên được hoãn nghĩa vụ quân sự bao lâu?
Ngày 08/02/2012 vừa qua, tôi đã ra phường để làm thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con tôi. Tuy nhiên có một số vướng mắc sau.
Cán bộ phường không cho mẫu tờ khai, mà yêu cầu tôi và mẹ của con tôi khai ngay tại phường. Thêm vào đó, họ yêu cầu bắt buộc có "Đăng ký kết hôn" hoặc "Xét nghiệm ADN".
Hiện nay chúng tôi không muốn làm đăng ký kết hôn và cũng không muốn xét nghiệm ADN, việc nhận con và làm khai sinh cho con là do chúng tôi tự nguyện và đồng thuận, vậy thì giấy tờ, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con có cần thiết không? (Câu hỏi của bạn đọc M. Kh).
Luật sư tư vấn:
Ảnh minh họa |
Theo nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:
“1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.”
Như vậy, theo quy định này thì việc cán bộ tư pháp phường không cung cấp mẫu tờ khai đề nghị xác nhận cha cho con là không đúng.
Tuy nhiên, việc cán bộ tư pháp yêu cầu xuất trình "Đăng ký kết hôn" hoặc "Xét nghiệm ADN" là các chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật là đúng. Bởi thực tế mỗi nơi có cách hiểu quy định pháp luật trên theo cách khác nhau. Có nơi chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con là không bắt buộc, nhưng ở nhiều địa phương cán bộ tư pháp vẫn yêu cầu xuất trình những loại giấy tờ này.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:
“1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.”
Như vậy, theo quy định này thì việc cán bộ tư pháp phường không cung cấp mẫu tờ khai đề nghị xác nhận cha cho con là không đúng.
Tuy nhiên, việc cán bộ tư pháp yêu cầu xuất trình "Đăng ký kết hôn" hoặc "Xét nghiệm ADN" là các chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật là đúng. Bởi thực tế mỗi nơi có cách hiểu quy định pháp luật trên theo cách khác nhau. Có nơi chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con là không bắt buộc, nhưng ở nhiều địa phương cán bộ tư pháp vẫn yêu cầu xuất trình những loại giấy tờ này.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).