- Sau khi đọc bài “Người Việt tiêu hoang khiến thế giới phát hoảng”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
TIN BÀI KHÁC:
Khó như tìm…công nghiệp mũi nhọn
Thương người trồng sắn
Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
Đường gần, sao cứ… ‘bay vòng’ cho xa?
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Trần lãi suất 14%: Lộ diện nhóm lợi ích ngân hàng?
Sân chơi trẻ em đầu tiên tại Công viên Hoàng Văn Thụ
Thương người trồng sắn
Liệu có giàu bằng …cờ bạc?
Đường gần, sao cứ… ‘bay vòng’ cho xa?
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Trần lãi suất 14%: Lộ diện nhóm lợi ích ngân hàng?
Sân chơi trẻ em đầu tiên tại Công viên Hoàng Văn Thụ
Tiền ‘ma’ nên họ tiêu đâu có xót?
Bạn đọc Võ Trí Khoa (email velapphuong@yahoo.com) viết: “Cám ơn ông Nguyễn Trần Bạt đã nói rất đúng và quá trúng từ nguồn gốc hình thành cho đến bản chất của các ‘trọc phú’ thời nay. Tôi rất đồng tình với quan điểm ‘hiện tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều kiện phát triển của một dân tộc’. Đồng thời, tôi cũng rất thất vọng đối với hệ thống quản lý xã hội, khi đã để ‘sự tước đoạt của mọi người’ như ông Bạt nhận xét, đã và đang tồn tại quá lâu. Tôi đề nghị Vef.vn Báo VietNamNet mở diễn đàn thảo luận về nội dung này, nhằm ‘hô hào xã hội lên án những thói tiêu hoang bất chấp đạo lý xã hội đó’. Mong lắm thay!”
Ảnh minh họa |
Cùng đồng cảm, email nobody@yahoo.com viết: “Hoàn toàn đồng ý với bác Nguyễn Trần Bạt!”
Còn email caominhngoc2009@gmail.com cho rằng: “Tiền đó là tiền ‘ma’ nên họ tiêu đâu có xót.”
Ý kiến của email namhanoi1985@gmail.com: “Tôi rất đồng ý với phát biểu của bác Bạt. Tôi cũng là người dân lao động, kiếm đồng tiền bát gạo rất khó khăn. Các nhân viên trong công ty ai cũng thiếu thốn. Nhưng ông chủ của chúng tôi lại rất hoành tráng. Xe Rolls Royce, BMW, Mercedes... đều có. Ông tuyển toàn chân dài để làm thương hiệu, tiếp khách, đi làm từ thiện rất nhiều nơi. Nhưng ông không bao giờ ‘làm từ thiện’ cho nhân viên công ty. Thực ra chúng tôi đang khốn khổ vô cùng: Lương thấp, rủi ro là phải đền ngay, trừ lương ngay. Thật mang tiếng làm ở 1 công ty lớn, khi cả năm tôi nhận được 30 triệu đồng tiền lương mà phải bỏ tiền đền hơn 15 triệu đồng do rủi ro của việc kinh doanh. Xin giám đốc giảm vài triệu tiền phạt gọi là động viên, nhưng không những không được chấp thuận mà còn bị bảo là ‘ngu’. Quả thật, doanh nhân như ông chủ của công ty tôi chỉ hoành tráng với đối tác, với quan chức và với đời thôi. Còn với những ai làm việc cho ông ta thì quả thật, không được tôn trọng!”
Còn đây là quan điểm của email lymith@yahoo.com: “Chính sự giàu nhanh không chính đáng của một số người, cộng thêm bào chí không ngớt tường thuật về ‘sành điệu’ và các thói chơi ngông của ‘đại gia’, đã tạo thành thói đua đòi trong xã hội và vô cảm trước nỗi đau của người chung quanh. Tệ hơn nữa là nhiều người lại coi đó là rất tự nhiên.”
Email chantroiit@gmail.com bình luận: “Người nước ngoài cũng nóng mặt nữa à, tưởng chỉ có Việt Nam thôi chứ! Nói vậy thôi, chứ nước ngoài cũng có khối người như vậy. Nói chung là đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi và trí óc thì đều đáng trân trọng. Còn chuyện tiêu xài như thế nào là quyền cá nhân của mỗi người. Ki bo cũng có thể làm nền kinh tế trì trệ. Và, hoang phí cũng làm cho đất nước ảo tưởng về sự giàu có.”
Người giàu tiêu hoang là… quyền của họ?
Email andykl108@yahoo.com nói thẳng: “Tôi không đồng tình với quan điểm của một người được gọi là chuyên gia kinh tế này. Tư tưởng ‘bần nông và quá bảo thủ’. Những người giàu, họ kiếm được tiền, họ được quyền tiêu tiền của họ. Chẳng nhẽ sống trong một nước nghèo thì người ta không được quyền giàu sao? Đã nghèo là phải nghèo chung sao? Chúng ta nên tự hào vì nước Việt Nam có những doanh nhân thành đạt, giàu có, và tự nhìn lại bản thân, đặt câu hỏi tại sao mình lại không giàu được như họ!”
Bạn đọc Lê Minh (email minhvtc10@yahoo.com) chia sẻ: “Tôi không phải là người giàu, nhưng tôi vẫn không đồng với quan điểm của ông Bạt. Đó chỉ là một nhánh quan điểm mà nếu như nói theo giới trẻ bây giờ là ‘bảo thủ’. Nếu tôi có tiền sao tôi lại không có quyền hưởng thụ? Nếu bảo tôi không được hưởng thụ và phải có trách nhiệm với những người nghèo thì sao không hỏi những người nghèo: Vì sao anh mãi vẫn nghèo? Ông Bạt nói ông không nghèo nhưng cũng không dám tiêu hoang có khi là bởi tiền do tiết kiệm, chắt bóp... mà có. Nhưng xã hội bây giờ có nhiều cách làm giàu chính đáng đấy chứ? Không lẽ tất cả người giàu đều do làm ăn phi pháp và có tội? Nếu ông Bạt là người bình thường thì tôi không có ý kiến. Nhưng ông là người có học vấn, là một chuyên gia...”
Ý kiến của email tmquan_199@yahoo.com.vn: “Có thể phần nào đó ông Bạt đúng khi nói ‘không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm tiền để mua xe ô tô Rolls -Royce.’ Nhưng tôi biết rất nhiều người làm ăn chân chính, có thể mua rolls-royce, nhưng họ không mua. Họ mua xe khác, cũng chẳng kém phần.”
Email sieuclub@gmail.com cho rằng: “Ai có tiền thì người đó tiêu. Không thể dùng luật, lệ, hay tư tưởng bài bác, chê bai người ta. Người ta muốn có tiền phải trải qua biết bao nhiêu khổ cực, vất vả, họ tiêu hay con cháu họ tiêu là sự hãnh diện của riêng họ, của gia đình họ. Họ muốn bản thân và con cháu được tận hưởng thành quả đó là điều đương nhiên. Biết đâu cái vòng xoay tiền bạc có thể đưa những đồng tiền tiêu sang của họ lại những người cần khác dù nó là gián tiếp. Có người thì thích làm từ thiện nhiều, có người làm từ thiện ít. Nói chung, những người kiếm được nhiều tiền không bằng hành động sai trái, không vi phạm pháp luật, cho dù họ tiêu sài sang tới mức nào cũng đáng nể, đáng trọng.”
Đây là ý kiến của email facytila@yahoo.com: “Tôi nghĩ việc người ta lao động miệt mài để kiếm được 1 số tiền lớn mà không phi pháp thì họ có quyền được tiêu xài. Họ cũng lao động cực nhọc như bao người khác, và việc họ hưởng thành quả của mình chẳng có gì là sai trái hay không được phép. Tôi có quen 1 số người có nhiều công ty lớn ở nước ngoài, họ lao động hết mình, trong chừng mực nào đó thì chưa đến mức xài tiền ‘chùa’. Thiết nghĩ, thành quả mình làm ra, mình hưởng thì có liên quan gì đến việc ‘không được phép’ xài như thế? Biết rằng đất nước còn nghèo, nhưng không có nghĩa là cấm những người làm ăn chân chính được hưởng thành quả của họ. Bài báo này chỉ đúng với bộ phận người xài hoang bằng tiền ‘chùa’ mà thôi. Không thể áp đặt lên tất cả mọi người có nhiều tiền được.”
Email tuanhaicb@yahoo.com tán đồng: “Tôi chả phải giáo sư cũng chẳng phải người quá nghèo nhưng theo tôi nhà giàu tiêu là quyền của họ. Quan trọng là những người giàu hay những quan chức làm sao có những chính sách cho đời sống nhân dân được nâng lên, làm sao thu hẹp khoảng cách giàu nghèo chứ không phải đưa lên báo nói người giàu phải tiêu như thế nào.”
“Người giàu tiêu xài thế nào, có lẽ chúng ta không cần quan tâm. Nhưng họ có phải là người giàu chính đáng hay không? Người giàu chính đáng thì họ phải chứng minh được rằng số tiền và tài sản họ có thì đã nộp đủ thuế cho nhà nước. Vậy khó gì đâu để kiểm chứng rằng sự giàu có của họ hợp pháp? Hay những người làm luật và điều hành luật cũng khó chứng minh được số tài sản mà họ có mà không ra được chính sách cụ thể. Ở nước khác anh không chứng minh được anh nộp đủ thuế tương đương với số tài sản anh có thì đừng có sử dụng công khai những thứ tài sản đắt giá , kể cả xe hơi, mặc dù đó là phương tiện thông dụng ở nước họ không giống như ở ta. Luật và thi hành Luật vẫn là dấu hỏi lớn cho Việt Nam”, đó là ý kiến của email philippinen@yahoo.de.
Ban Bạn đọc