Tin bài cùng chuyên mục:
Người đã mất có phải trả nợ không?
Giấy tờ phô tô có được coi là chứng cứ?
Lãi lên đến vài chục tỉ chỉ sau 12 tháng
Tạm giam bao nhiêu lâu thì đủ?
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Mua đất giấy tay thiệt thòi ai gánh?
Giấy tờ phô tô có được coi là chứng cứ?
Lãi lên đến vài chục tỉ chỉ sau 12 tháng
Tạm giam bao nhiêu lâu thì đủ?
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Mua đất giấy tay thiệt thòi ai gánh?
Luật sư tư vấn:
Theo nội dung trao đổi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Do bạn không nêu rõ hai bạn muốn kết hôn ở đâu, Việt Nam hay Trung Quốc nên chúng tôi giả sử hai bạn muốn kết hôn tại Việt nam. Như vậy hai bạn sẽ phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về trình tư thủ tục kết hôn. Cụ thể:
Điều 103 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.
Ảnh minh họa |
Như vậy, bạn và bạn trai phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
Đồng thời việc kết hôn của 2 bạn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
*Về trình tự thủ tục:
Thứ nhất: Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2006/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
(2) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp
chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nước ngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên)
(3) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
(4) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
(5) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Thứ hai: Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ nêu trên cần phải lập thành 2 bộ và nộp tại Sở Tư pháp nơi bạn thường trú. Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 68, "khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba”.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn này được kéo dài thêm 20 ngày.
Nếu xét thấy hai bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 của Nghị định số 68 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức Lễ đăng ký kết hôn cho hai bạn, ghi vào sổ đăng ký việc kết hôn và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo cho bạn, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
• Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Văn phòng Luật Hoàng Kim. Địa chỉ: 5/178 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoai: 0986663459, thư điện thử: hoangkimluat@gmail.com
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).