- Ngôi nhà riêng của bố em bây giờ sổ đỏ đứng tên bố em. Ngôi nhà riêng của mẹ em thì sổ đỏ cũng đứng tên mẹ em..
TIN BÀI KHÁC
Rối bời vì…nợ xấu
Đám cưới tập thể kỷ lục Việt Nam
Huyện Mỹ Đức phản hồi về vấn đề báo VietNamNet nêu
Bị vật nhọn đâm, lo ngay ngáy nhiễm HIV
Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 6
VietNamNet, xin đừng tắt ngọn lửa Đankô
(ảnh minh họa) |
Bố em đã có một đời vợ, 3 người con riêng, 1 ngôi nhà riêng (vợ cả của bố em đã mất cách đây 30 năm và không có di chúc để lại). Mẹ em cũng đã có một đời chồng, 2 người con riêng. Sau khi chồng trước của mẹ em mất thì mẹ em đã mua được 1 căn nhà (chồng trước của mẹ em mất do hi sinh ở chiến trường và không để lại di chúc).
Bố em và mẹ em lấy nhau sau khi mỗi người đã có những người con riêng, nhà riêng. Sau khi lấy nhau thì bố mẹ em thống nhất là con ai thì người ấy nuôi, con chung thì có 2 người ở trong sổ hộ khấu của bố, 2 người ở trong sổ hộ khẩu của mẹ (chỉ là thống nhất bằng miệng thôi).
Ngôi nhà riêng của bố em bây giờ sổ đỏ đứng tên bố em. Ngôi nhà riêng của mẹ em thì sổ đỏ cũng đứng tên mẹ em.
Bố em muốn di chúc nhà riêng của bố em làm nhà thờ, nhưng các anh chị (con riêng của bố em) không đồng ý vì họ cho rằng nhà đó là của bà cả với bố em,chứ bà hai với các con của bà hai không có quyền.
Cho em hỏi:
1) Ngôi nhà riêng của bố em và của mẹ em sẽ được phân chia thế nào khi bố em hoặc mẹ em mất?
2) Bố em, mẹ em có quyền di chúc phần tài sản nào?
3) Thủ tục làm di chúc và phân chia tài sản cần những giấy tờ gì?
Trần Thị Thiệp (thiep87@gmail.com)
Luật sư tư vấn:
Về tình huống của bạn, tôi xin trả lời như sau:
1. Trường hợp 1: Phân chia di sản sau khi người để lại di sản chết
Về nhà của bố bạn: Do hiện tại trong Giấy chứng nhận nhà ở là do bố bạn đứng tên (Vợ cả đã mất cách đây 30 năm, hết thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế), thì về mặt pháp luật, đây là tài sản riêng của bố bạn, bố của bạn có toàn quyền định đoạt đối với tài sản đó. Nếu bố của bạn mất có để lại di chúc (di chúc hợp pháp) thì tài sản đó sẽ được chia theo di chúc (trừ trường hợp người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại điều 669 BLDS 2005). Trường hợp không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật.
Về nhà riêng của mẹ bạn: Do sau khi chồng trước chết, mẹ bạn mới mua nhà, nên căn nhà đó thuộc tài sản riêng của mẹ bạn. Nếu, mẹ bạn chết thì căn nhà sẽ được chia theo di chúc (nếu có) hoặc chia theo pháp luật.
Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật là theo hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS2005 , những người trong cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản là bằng nhau.
2. Trường hợp 2: Quyền thừa kế của cá nhân
Bố bạn và mẹ bạn có quyền di chúc phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi người.
3. Trường hợp 3: Lập di chúc và phân chia di sản theo di chúc
Theo quy định của pháp luật thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng.
Căn cứ điều 650 BLDS 2005 có quy định thì di chúc bằng văn bản bao gồm:
• Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
• Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
• Di chúc bằng văn bản có công chứng;
• Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Người lập di chúc có thể lựa chọn một trong các hình thức nêu trên để lập di chúc. Tùy vào hình thức di chúc sẽ có những quy định cụ thể. Bạn có thể tham khảo từ Điều 646 đến Điều 673 BLDS 2005 để biết cụ thể về việc lập di chúc.
Về việc phân chia di sản theo di chúc được quy định cụ thể tại Điều 684 BLDS 2005.
Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản
Đối với các loại giấy tờ, người lập di chúc cần chuẩn bị:
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người lập di chúc;
- Bản chính giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản để lại thừa kế;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
- Giấy khám sức khoẻ của người lập di chúc (Do Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế quận, huyện lập).
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665 hoặc 08.73050996
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật,
xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện
thoại để chúng tôi tiện liên hệ).