- Thanh tra giao thông có quyền dừng hành vi vi phạm, lập biên bản và kiến
nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử lý vi phạm...
TIN BÀI KHÁC
Do sơ ý không đội mũ bảo hiểm nên tôi đã bị thanh tra giao thông ra hiệu dừng xe và đòi phạt hành chính. Tôi không đồng ý, sau đó thanh tra giao thông gọi một cảnh sát giao thông đến lập biên bản tôi và đưa tôi về trụ sở công an phường vì cho rằng tôi chống người thi hành công vụ. Cho tôi hỏi, thanh tra giao thông làm như vậy có đúng không? Thẩm quyền của thanh tra giao thông đến đâu? (Bạn đọc Hùng, Phú Thọ).
Luật sư tư vấn:
Theo như quy định của luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quyền hạn của thanh tra giao thông như sau:
Điều 86: Thanh tra đường bộ
1. Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
2. Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
Theo Thông tư 08 ngày 19-3-2010 của Bộ GTVT quy định về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của thanh tra đường bộ thì thanh tra giao thông đường bộ chỉ có quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ đang lưu thông trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ như sau:
a) Có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
b) Có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp xích trên đường làm hư hại đường bộ;
d) Phương tiện đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
Đồng thời, Nghị định số 34/2010/ NĐ- CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định:
Điều 47: Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì Thanh tra giao thông không có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm của người đi xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
Thanh tranh giao thông phải phối hợp cùng Cảnh sát giao thông để xử lý hành vi nêu trên.
Tuy nhiên, Thanh tra giao thông có quyền dừng hành vi vi phạm, lập biên bản và kiến nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu trên.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
TIN BÀI KHÁC
Chờ đợi mức giá đa số dân mua được nhà… không tưởng?
Bố dượng quấy rối, tố cáo thế nào?
Khiếu nại được TANDTC xem xét, sai phạm xử lý ra sao?
Chồng hiếu quá, vợ con mất nhờ
Bố dượng quấy rối, tố cáo thế nào?
Khiếu nại được TANDTC xem xét, sai phạm xử lý ra sao?
Chồng hiếu quá, vợ con mất nhờ
Do sơ ý không đội mũ bảo hiểm nên tôi đã bị thanh tra giao thông ra hiệu dừng xe và đòi phạt hành chính. Tôi không đồng ý, sau đó thanh tra giao thông gọi một cảnh sát giao thông đến lập biên bản tôi và đưa tôi về trụ sở công an phường vì cho rằng tôi chống người thi hành công vụ. Cho tôi hỏi, thanh tra giao thông làm như vậy có đúng không? Thẩm quyền của thanh tra giao thông đến đâu? (Bạn đọc Hùng, Phú Thọ).
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Theo như quy định của luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quyền hạn của thanh tra giao thông như sau:
Điều 86: Thanh tra đường bộ
1. Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
2. Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
Theo Thông tư 08 ngày 19-3-2010 của Bộ GTVT quy định về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của thanh tra đường bộ thì thanh tra giao thông đường bộ chỉ có quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ đang lưu thông trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ như sau:
a) Có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
b) Có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp xích trên đường làm hư hại đường bộ;
d) Phương tiện đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
Đồng thời, Nghị định số 34/2010/ NĐ- CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định:
Điều 47: Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì Thanh tra giao thông không có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm của người đi xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
Thanh tranh giao thông phải phối hợp cùng Cảnh sát giao thông để xử lý hành vi nêu trên.
Tuy nhiên, Thanh tra giao thông có quyền dừng hành vi vi phạm, lập biên bản và kiến nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu trên.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).