- Giá đất nào để đổi lấy hạ tầng vẫn là câu hỏi lớn vô cùng quan trọng trong cơ chế BT sửa đổi sắp tới bởi hầu hết các dự án hiện vẫn chưa quyết toán.
Chương trình Bàn tròn trực tuyến kỳ này của VietNamNet có chủ đề “Sai phạm tràn lan, bịt lỗ hổng BT như thế nào?" với sự tham dự của ba khách mời: - GS Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) - PGS. TS Lê Huy Trọng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V - Ông Trần Kỳ Sơn, Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phần I có tựa đề: "25 năm đổi đất lấy hạ tầng: Lỗi kép mất ngàn tỷ" đã đăng ngày 28/11/2017 Phần II có tựa đề: "Không thể để lợi ích tư nhân dẫn dắt phát triển" đã đăng ngày 29/11/2017 |
Mời bạn đọc xem tiếp phần III (phần cuối) tại video sau (bản text ở trang sau)
Ở phần cuối của chương trình bàn tròn trực tuyến này, câu chuyện về giá đất trở thành vướng mắc lớn nhất mà các khách mời đều thấy cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải.
Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Kỳ Sơn đã lấy ví dụ sinh động minh chứng cho nút thắt này. Một khu đất rộng 192 ha (phía Tây Hà Nội) của một tập đoàn tư nhân làm dự án BT, sau khi định giá, được trừ chi phí xây dựng hạ tầng, được trừ công tác giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước đối với 192 ha đó là 1.100 tỷ. Con số 1.100 tỷ đó lại được trừ đi phần thực hiện dự án BT hơn 700 tỷ rồi, Tập đoàn này chỉ còn nộp cho nhà nước 327 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chỉ nộp ngân sách hơn 327 tỷ đồng để lấy 1 mảnh đất 192 ha. Ngay sau đó, giá bán đất tại thời điểm năm 2009 của chính tập đoàn đưa ra, khi họ lên sàn bán thì chỉ cần bán 20 ha là đã quá thừa đủ tất cả.
"Những số tiền này bao gồm cả lợi nhuận trong ấy, vấn đề còn lại khoảng 150, 160 ha còn lại thì thấy, lợi nhuận nó khủng khiếp đến mức độ nào", ông Sơn so sánh.
Ông cũng nhấn mạnh: "Rõ ràng việc định giá của chúng ta là thất thoát rất lớn. Cho nên dù pháp luật có đặt ra có chặt chẽ đến mức độ nào nhưng nếu như con đường thực thi làm không trung thực, không tâm huyết thì nguồn lực của đất nước vẫn sẽ mất mất. Với sự buông lỏng quản lý như vừa rồi thì mất mát là điều không thể tránh khỏi"...
Xem thêm chi tiết chương trình bản text ở link dưới đây:
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Video: Xuân Quý, Đức Yên, Huy Phúc, Thuý Hồng
email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn