Với những công trình sai phạm, không chỉ dừng lại ở việc xử lý, câu hỏi về trách nhiệm cần phải được chỉ ra cụ thể rõ ràng. Bởi điều khiến dư luận thấy nhức nhối là mặc dù có nhiều cơ quan quản lý từ Thanh tra Sở Xây dựng, Đội Thanh tra xây dựng quận phường, chính quyền địa phương… nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì sai phạm vẫn tồn tại?
Như VietNamNet đã đưa tin về dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long (Yên Hòa - Cầu Giấy) Dự án sai phép, ép quy hoạch hối hả thay đổi theo mình. Liên quan đến sai phạm tại dự án Thăng Long (Yên Hòa – Cầu Giấy), ngày 28/5/2015, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình. Ngày 11/6/2015, UBND phường Yên Hòa ban hành quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình.
Một công trình được quận ưu ái với “một đội chuyên trách ”, thanh tra xây dựng quận “đưa vào tầm giám sát đặc biệt” chủ đầu tư vẫn ngang nhiên vi phạm hết lần này đến lần khác? |
Vào cuối tháng 7, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy khẳng định: “Quận rất quan tâm và thường xuyên bắt chặt dự án này. Quận còn đề nghị Sở Xây dựng phải thường xuyên kiểm tra phối hợp. Gần đây nhất, Sở Xây dựng cùng các đơn vị của quận, phường đã xuống kiểm tra và hiện nay đang đình chỉ. Riêng dự án này chúng tôi có một bộ phận chuyên trách thậm chí tôi còn yêu cầu thanh tra xây dựng quận xuống tận dự án kiểm tra đếm tầng bắt chặt luôn, sai là phải dừng đình chỉ luôn”.
Theo ông Hà, để hiểu rõ về dự án cần liên hệ và làm việc với Đội Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy.
Trong cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Lợi – Đội trưởng đội Thanh tra Xây dựng quận Cầu Giấy, đặt ra vấn đề về việc quản lý công trình khi hết lần này đến lần khác chủ đầu tư thực hiện dự án theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”, cứ sai phạm, nộp phạt, đình chỉ rồi lại “chui lọt”, ông Phạm Văn Lợi – Đội trưởng Thanh tra Xây dựng quận Cầu Giấy cho biết, tôi không quan niệm việc đó, cứ có sai phạm thì chúng tôi xử phạt còn việc tiền trảm hậu tấu là quan điểm của từng người không có quan điểm can thiệp vào quyết định. Mình không thể quyết định được chủ trương đầu tư của cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật hoàn thiện mới được làm.
Lực lượng chức năng đã tiến hành phá dỡ 2 công trình sai phạm tại dự án Thăng Long Garden (250 Minh Khai, Hà Nội). |
“Nhiệm vụ của chúng tôi là kiểm tra địa bàn thường xuyên và đột xuất còn nếu chủ đầu tư có hành vi tiếp tục thi công thì chúng tôi sẽ phải kiến nghị UBND quận chỉ đạo UBND phường thực hiện quyết định đình chỉ. Còn quyết định là thuộc thẩm quyền của UBND phường còn chúng tôi chỉ có trách nhiệm kiểm tra giám sát thôi” – ông Lợi nói.
Một công trình được quận ưu ái với “một đội chuyên trách ”, thanh tra xây dựng quận “đưa vào tầm giám sát đặc biệt” tại sao chủ đầu tư vẫn ngang nhiên vi phạm hết lần này đến lần khác?
“Tiền trảm hậu tấu” thắng thế?
Trong thời gian qua, chủ đầu tư lại âm thầm thực hiện các bước để hợp thức hóa sai phạm.
Ngày 17/8/2015, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) đã có thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh kết cấu công trình trong đó khẳng định: “Công trình Tòa nhà hỗn hợp thuộc dự án Trụ sở văn phòng làm việc, dịch vụ công cộng và nhà ở tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, khi được điều chỉnh phương án thiết kế một phần diện tích sàn trụ sở văn phòng làm việc của công trình sang nhà ở và bố trí bể bơi trên tầng mái là đủ điều kiện để trình phê duyệt”. Như vậy công trình lại tiếp tục được xây dựng?
Dự án 8B Lê Trực - tâm điểm về trật tự xây dựng giữa thủ đô đã chính thức 'cắt ngọn' ngày 21/11. |
Theo chủ đầu tư, văn bản hồ sơ gửi đầy đủ rồi nhưng Sở Quy hoạch – Kiến trúc chưa phê duyệt. Sau những bước đi bàn bản, xem ra chiến lược “tiền trảm hậu tấu” của chủ đầu tư dự án lại thành công một lần nữa?! Và không hiểu cơ quan chức năng sẽ phải cấp thêm bao nhiêu giấy phép đối với dự án này?
Quy định là quy định, nhượng bộ là thỏa hiệp là nhờn luật. Đây không chỉ là vấn đề ở một dự án. |
Gần đây, lực lượng chức năng đã tiến hành phá dỡ 2 công trình sai phạm tại dự án Thăng Long Garden (250 Minh Khai, Hà Nội). Dự án 8B Lê Trực trở thành tâm điểm về trật tự xây dựng giữa thủ đô cũng đã chính thức "cắt ngọn" ngày 21/11.
Theo kết quả giám sát của HĐND thành phố tại các quận, huyện cho thấy, vi phạm trật tự xây dựng diễn ra rất phổ biến, có nhiều địa phương ghi nhận số vi phạm những tháng đầu năm 2015 đã khá cao, thậm chí cao hơn cả con số của cả năm 2014 như Đan Phượng (72 trường hợp), Thanh Trì (135 trường hợp), Hà Đông (48 trường hợp), Bắc Từ Liêm (115 trường hợp), Chương Mỹ (89 trường hợp)… Trong 9 tháng đầu 2015, qua kiểm tra đã phát hiện trên 2.000 công trình vi phạm (không phép 627 trường hợp; sai phép 407 trường hợp…). Thanh tra xây dựng đã tham mưu cho chính quyền cơ sở ban hành trên 1.000 quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng với số tiền hàng tỷ đồng. |
Mới đây nhất, ngày 23/11, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 331/QĐ-TTr về thanh tra làm rõ nội dung công dân khiếu nại, tố cáo và báo chí phản ánh vi phạm của một số chủ đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long.
Sáng 25/11, Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổ chức công bố quyết định thanh tra chung cư Yên Hòa - Thăng Long (Cầu Giấy - Hà Nội)
Trên địa bàn TP hiện nay, chuyện vi phạm xây dựng không phải là chuyện hiếm tại các dự án. Có thể Điểm mặt hàng loạt dự án bỗng dưng ‘mọc thêm tầng’, sự tồn tại của những sai phạm khiến cho cư dân, dư luận bức xúc. Với những công trình sai phạm, không chỉ dừng lại ở việc xử lý, câu hỏi về trách nhiệm cần phải được chỉ ra cụ thể rõ ràng. Bởi điều khiến dư luận thấy nhức nhối đó là mặc dù có nhiều cơ quan quản lý từ Thanh tra Sở Xây dựng, Đội Thanh tra xây dựng quận phường (Hà Nội có khoảng 1.600 thanh tra xây dựng), chính quyền địa phương… nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì sai phạm vẫn tồn tại?
Cũng cần phải nói thêm rằng, những gì đã là quy định, đã là luật thì dứt khoát không thể có chuyện nhượng bộ. Quy định là quy định, nhượng bộ là thỏa hiệp là nhờn luật. Đây không chỉ là vấn đề ở một dự án. Nếu như dự án nào cũng được chủ đầu tư “uốn lượn” như dự án này thì bộ mặt đô thị của thủ đô sẽ ra sao? Dư luận đang chờ câu trả lời từ chính các cơ quan chức năng.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nêu lên: “Vấn đề đại biểu hỏi đơn giản là quy hoạch thế nào, xây dựng trái luật và cao tầng phải chặt ngọn, trách nhiệm của Bộ xây dựng thế nào ở chỗ này. Đó là một biện pháp, chỗ đó là một việc gây ra ùn tắc giao thông, dân cư vào đúng rồi nhưng quy hoạch xây dựng đô thị dân cư thế nào? Thứ hai, tại sao cứ xây nhà cao tầng giữa phố, trách nhiệm Bộ xây dựng ở chỗ nào, quản lý thế nào? Sau khi xảy ra rồi thì các đồng chí ra chỉ thị phải thực hiện nghiêm, quản lý nghiêm, xử lý nghiêm”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị chỉ trả lời phần quy hoạch chung, còn các vấn đề cụ thể xin phép được trả lời đại biểu sau. |
Hồng Khanh
Điểm mặt hàng loạt dự án bỗng dưng ‘mọc thêm tầng’
Chậm tháo dỡ vi phạm tại dự án Thăng Long Garden: Phường sẽ thực hiện cưỡng chế