- Sáng 30/10, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trình bày báo cáo trước QH về quy hoạch tổng thể về thủy điện. Giờ giải lao phiên họp, nhiều ĐB đã lên tiếng.

Phó đoàn ĐBQH Đồng Nai Trương Văn Vở: Quy trách nhiệm

Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, trong đó có quy hoạch thủy điện, đặc biệt có thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, phải nói chiếm diện tích rừng rất lớn. Nhưng chưa thực hiện quy trình thủ tục xin chủ trương đầu tư và cho lập dự án đầu tư.

XEM CLIP ĐB TRƯƠNG VĂN VỞ TRẢ LỜI BÁO CHÍ:

Xung quanh quy hoạch thủy điện tôi cho rằng có 3 vi phạm: Thứ nhất, về quy trình lập quy hoạch. Thứ hai, về luật. Luật ở đây tôi nói là nghị quyết 49 của QH năm 2010. Thứ ba là vi phạm về môi trường. Chỉ tính đến lợ ích về kinh tế mà không tính đến lợi ích về môi trường, về xã hội.

Cũng mừng là kỳ này Chính phủ báo cáo QH, QH cũng chuẩn bị nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch thủy điện. Nghị quyết này tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện quy trình quy hoạch. Ở đây có cả trách nhiệm chính quyền địa phương và của các bộ ngành liên quan. Phải chỉ rõ trách nhiệm cụ thể  trong quá trình tham mưu cho Chính phủ làm 2 quy hoạch thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Trong nghị quyết QH lần này tôi cũng đề nghị quan tâm đến việc xác định diện tích đất rừng bị mất do thủy điện là bao nhiêu, trách nhiệm thuộc về ai. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia phải bảo vệ nghiêm ngặt, đụng tới là phải xem xét lại. Tôi chưa nói lần này Chính phủ đề nghị loại ra trên 400 dự án thủy điện nhưng diện tích rừng để nhường cho các dự án thủy điện bị loại này là bao nhiêu? Các giải pháp thay thế diện tích rừng mất đi như thế nào.

Phó đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch:

Dường như trong lĩnh vực thủy điện, chúng ta nặng về phương án kiếm tiền, chứ không nặng về phương án tạo việc làm, thay đổi cuộc sống cho người dân.

{keywords}

Vấn đề thứ hai là hậu quả của vấn đề xả lũ, thoát nước. Trong nhiều trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước cứ cho rằng làm đúng quy trình, nhưng quy trình đó có cái gì đó chưa ổn lắm.

Theo đó, một hồ chứa dự kiến dung tích đến mức nào thì xả. Vì không dự báo là sắp tới mưa lũ cỡ nào nên người ta cứ chứa nước tới đủ điểm đó.

Khi bắt đầu đột biến về mưa lũ thì người ta xả, không xả thì vỡ còn nguy hiểm hơn. Đây là điểm mà phải tính toán cho kỹ, đặc biệt có vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp đầu tư với lợi ích chung. Quan điểm của nhà nước là phải đứng trên lợi ích chung và doanh nghiệp phải chấp nhận những rủi ro như vậy.

Trước áp lực của QH, của nhân dân, Chính phủ đã phải điều chỉnh "lạm phát" thủy điện bằng cách cắt giảm, loại bỏ hơn 400 công trình. Nhưng doanh nghiệp tốn hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ lập dự án rồi lại gạt dự án đi thì thiệt hại này như thế nào?

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam), ủy viên thường trực UB Pháp luật:

{keywords}

Cần xem xét việc dừng 424 dự án ở mọi khía cạnh: nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý hậu quả…

Đây là hậu quả do cách làm quy hoạch thủy điện của chúng ta. Liệu chúng ta có xử lý người ra chủ trương sai không?

C.Quyên - T.Lý - T.Lâm - X.Quý - L.A.Dũng