- Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga cho rằng, ĐBQH phải được chọn bộ trưởng trả lời chất vấn tại từng kỳ họp.

Bàn dự thảo luật Tổ chức QH (sửa đổi) tại hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay ở Hà Nội, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề cập quy định nhân sự chất vấn và trả lời chất vấn. 

{keywords}
ĐBQH Lê Thị Nga. Ảnh: Minh Thăng

Bà cho rằng, cần công khai việc chọn bộ trưởng trả lời chất vấn tại từng kỳ họp. Hình thức giờ là phát phiếu lấy ý kiến nhưng theo bà, lẽ ra ĐBQH phải chọn bộ trưởng, có thể ĐB không chất vấn trực tiếp bộ trưởng nào nhưng có thể chọn giới thiệu để QH chất vấn.

Một trong những quy định của dự thảo luật nhận được nhiều ý kiến là tiêu chuẩn của ĐBQH. Bà Lê Thị Nga cho rằng "tiêu chuẩn" phải rõ ràng, dứt khoát ĐBQH phải đạt trình độ và năng lực nhất định mới đạt tiêu chí làm ĐBQH, bởi nếu quy định như dự thảo thì khó tìm được ĐB như kỳ vọng của cử tri. "Cần phải quy định rõ hơn trình độ đào tạo, năng lực thực hiện nhiệm vụ đặc trưng của ĐBQH"

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cũng cho rằng ĐBQH không phải công chức hay quan chức, không lệ thuộc vào quy định luật liên quan cán bộ nhưng không thể để tuổi quá cao. Mức tối thiểu nên từ 25, nếu đế 18-19 thì khó có đủ trải nghiệm, đóng góp và tối đa là 70 tuổi.

Dự thảo luận cũng quy định về chức danh Tổng thư ký QH nhưng UBTVQH đề nghị làm rõ vai trò của Tổng thư ký QH cho phù hợp hơn với mô hình tổ chức của Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế, đề nghị Tổng thư ký QH không nhất thiết phải bầu trong số các đại biểu QH.

Linh Thư