Bangladesh có thể gác lại một dự án cảng nước sâu trị giá 8 tỉ USD đang thương thảo với TQ trong khi hướng tới chọn lựa khác là Nhật Bản.


Dhaka đã công khai việc Nhật Bản đề xuất hỗ trợ tài chính và xây dựng cảng biển ở Matarbari, cách Sonadia 25km. Sonadia là nơi Bắc Kinh đề nghị xây dựng cảng nước sâu đầu tiên cho Bangladesh, Bộ trưởng Kế hoạch quốc gia Nam Á Mustafa Kamal hồi cuối tuần cho biết. 

{keywords}
Trước những đề xuất hấp dẫn của Nhật, Bangladesh đang cân nhắc lại việc thương thảo với TQ trong các dự án xây dựng cầu cảng. Ảnh: Reuters

Ông nói rằng, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đề xuất hỗ trợ 80% tài chính với các điều kiện tương đối thuận lợi để xây dựng bốn nhà máy nhiệt điện công suất 600 600 MW/nhà máy và một khu liên hợp cảng ở Matarbari. Đề xuất này dẫn tới việc các nhà hoạch định chính sách Bangladesh cần xem xét lại liệu có cần thiết tới dự án Sonadia. 

"Matarbari được thiết kế theo cách rất toàn diện, với nhà máy điện, ga, cầu cảng", ông nói trong cuộc phỏng vấn. "Matarbari là đủ, chúng tôi có thể phải từ bỏ dự án khác", và nhấn mạnh thêm rằng, hiện chính phủ vẫn đang xem xét lại các đề xuất. 

Hai công ty Nhật Sumitomo Corp và Marubeni Corporation, đã tích cực tham gia dự thầu dự án xây dựng nhiệt điện.  Một người phát ngôn của Sumitomo cho hay, dự án đang ở giai đoạn đầu trong khi công ty Marubeni từ chối bình luận trong khi JICA khẳng định, một thỏa thuận cho vay đã được ký kết với Banglesh cho nhà máy nhiệt điện và dự án này đang trong quá trình mua sắm. 

Theo Shamsul Alam, thư ký cấp cao của ủy ban kế hoạch Bangladesh. JICA đã đưa ra khoản vay 3,7 tỉ USD với lãi suất 0,1% trong vòng 30 năm, để xây dựng cảng và khu liên hợp điện tại Matarbari. 

Khi Nhật "vượt mặt"

Nếu Bangladesh quyết định chốt dự án với Nhật, đây sẽ là trở ngại với sáng kiến "Một vành đai một con đường" mà Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khởi xướng nhằm xây dựng một mạng lưới cầu cảng, đường sá góp phần mở rộng thương mại, đầu tư và ảnh hưởng trong khu vực. 

Nhiều công ty TQ vẫn đang dẫn đầu cuộc cạnh tranh trong các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Bangladesh. Tuy nhiên, quan chức Dhaka cho rằng, tài chính là một vấn đề khi Bắc Kinh chỉ sẵn sàng hỗ trợ một phần. 

Rajiv Biswas, phụ trách phân tích kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế IHS cho biết, Nhật đã "vượt mặt" TQ bằng cách đề xuất hỗ trợ tài chính lớn để Dhaka xây dựng cầu cảng cũng như một hành lang công nghiệp với đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng điện. "Điều này khiến Nhật có hấp lực rất lớn với Bangladesh nhìn từ viễn cảnh phát triển kinh tế dài hạn".

Henry Tillman, biên tập tờ Nghiên cứu Đầu tư TQ nói rằng: "Không chỉ có Bangladesh. Điều này lần thứ hai đã xảy ra, khi Nhật đánh bại TQ về điều khoản lãi suất với các dự án cơ sở hạ tầng lớn".

Thái An (Theo Economictimes)