Bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh, luật pháp và chính trị của Indonesia - cho biết, nước này có thể kiện TQ ra Tòa án hình sự quốc tế (ICC) nếu yêu sách của Bắc Kinh với hầu hết Biển Đông và một phần lãnh thổ của Indonesia không được giải quyết thông qua đối thoại.

Bộ trưởng quốc phòng ASEAN hủy tuyên bố chung vì Biển Đông

Indonesia tin rằng, yêu sách chủ quyền của TQ với các phần quần đảo Natuna là không có cơ sở pháp lý. Nói với báo giới, ông Luhut Panjaitan cho hay nước này muốn tìm kiếm giải pháp trong tương lai gần thông qua đối thoại với TQ.

{keywords}

Bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh, luật pháp và chính trị của Indonesia, Luhut Panjaitan. Ảnh: Themalaysianinsider

"Hoặc chúng tôi sẽ mang nó tới ICC. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ sự phô trương sức mạnh nào trong khu vực này. 

Chúng tôi muốn giải pháp hòa bình bằng cách thúc đẩy đối thoại. Đường 9 đoạn là một vấn đề chúng tôi đang đối mặt và không chỉ có chúng tôi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines", phụ trách an ninh Indonesia nhấn mạnh.

TQ không muốn Philippines đưa vấn để Biển Đông ra APEC

Một quan chức Philippines cho hay, nhà ngoại giao hàng đầu TQ đã yêu cầu Philippines không nêu các vấn đề tranh cãi - ám chỉ chuyện tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila tuần tới.

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị đã đưa ra đề nghị trên với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario trong cuộc gặp tại Manila hôm qua (lần đầu tiên kể từ 2011). 

Đề nghị của ông Vương lần nữa cho thấy, Bắc Kinh luôn cố bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ra một diễn đàn quốc tế. 

{keywords}

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III. Ảnh: EPA

Giới phân tích cho rằng, việc không đưa ra chủ đề gai góc cũng sẽ giúp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình - người sẽ tham dự diễn đàn APEC - không lúng túng hay phải đối đầu.

"Họ bày tỏ hy vọng vấn đề bất đồng sẽ không được nêu tại APEC và chúng tôi nói về phần mình sẽ cố gắng không nêu chuyện bất đồng hàng hải", Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nói.

Theo Jose, Ngoại trưởng Vương còn nói rằng, chuyến thăm Manila của ông là để đảm bảo cho chuyến công du của ông Tập "được suôn sẻ và thành công". 

Ông Vương cũng có cuộc hội kiến với Tổng thống Benigno Aquino III trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng TQ tới quốc đảo kể từ khi quan hệ giữa hai nước láng giềng trở nên căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông.

Về phần mình, Tổng thống Aquino hoan nghênh ông Tập tham dự APEC và hứa sẽ đón tiếp "bằng sự hiếu khách của người Philippines" - theo người phát ngôn của Tổng thống Herminio Coloma.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines đồng ý rằng, APEC không phải là diễn đàn phù hợp để bàn về tranh chấp. 

“Trong khuôn khổ APEC, hai bên nhất trí đó là diễn đàn kinh tế và không phù hợp để nói về các vấn đề chính trị, an ninh", ông nói.

Trong khi đó, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay, APEC chủ yếu bàn về kinh tế, nhưng Biển Đông có thể được đề cập trong các cuộc gặp bên lề nếu như vấn đề này không được đưa ra trong chương trình nghị sự chính thức.

Thái An (Theo AP, Reuters)