Vượt qua cả Tổng thống Obama, người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã được độc giả tạp chí Time bình chọn là nhân vật của 2010.
Tới lượt truyền thông châu Âu "về phe" WikiLeaks
WikiLeaks: Khi chiến dịch trả đũa bắt đầu
Web chính phủ Thụy Điển bị đánh sập vì Wikileaks
WikiLeaks tiết lộ về lãnh đạo tương lai Trung Quốc
Cận cảnh hầm ngầm cất tài liệu của WikiLeaks
Australia đổ lỗi cho Mỹ vụ WikiLeaks
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mừng vì chủ nhân WikiLeaks bị bắt
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đứng thứ hai.
Ảnh: ibtimes
Ngày 30/11 vừa qua, đích thân tổng biên tập của Time đã có cuộc phỏng vấn với người sáng lập ra trang web WikilLaks Julian Assange thông qua Skype.
Julian Assange là người đang bị giam giữ tại London với cáo buộc hiếp dâm giữa lúc trang web của ông tiếp tục tung ra hàng nghìn bức điện tín ngoại giao mật của Mỹ. Người đàn ông Australia 39 tuổi này nhận được 382.020 bình chọn của độc giả trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khiêm tốn đứng thứ sáu với 27.478 lượt.
Trong cuộc bình chọn trực tuyến của độc giả Time, Assange vượt người ở hạng thứ hai là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Ergodan 148.383 bình chọn.
Ngôi sao nhạc pop Lady Gaga đứng thứ ba. Tuy nhiên, một cuộc bầu chọn tương tự của mạng xã hội Facebook cho thấy, nữ ca sĩ này giành chiến thắng với 65.417 lượt người chọn so với 45.643 của ông Assange.
Cuộc bình chọn trực tuyến hàng năm đề nghị các độc giả chọn lựa ra nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất. Năm nay có tổng cộng 1.249.425 lượt bình chọn.
Trong danh sách năm 2009 mà Time đưa ra, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke là “Nhân vật của năm”.
Assange hiện vẫn đang chờ đợi một phiên toà khác xét xử về khả năng bị dẫn độ về Thụy Điển để đối mặt với những cáo buộc hiếp dâm.
Danh sách top 10 Nhân vật của năm mà độc giả Time bình chọn gồm: Julian Assange; Recep Tayyip Ergodan; Lady Gaga; Jon Stewart và Stephen Colbert; Glenn Beck; Barack Obama; Steve Jobs; các thợ mỏ Chile; Người thất nghiệp Mỹ và Mark Zuckerberg.
Cha đẻ WikiLeaks, Assange, sống nay đây mai đó. Ông rời Thụy Điển sau khi giới chức nước này cho biết họ muốn thẩm vấn ông về các cáo buộc hiếp dâm và những tội liên quan tới tình dục khác.
Ngày 27/11, WikiLeaks tuyên bố họ chuẩn bị công bố hàng triệu bức điện tín ngoại giao có liên quan tới Chính phủ Mỹ và nhiều nước liên quan. WikiLeaks đã có trong tay hàng trăm nghìn bản tin, điện tín mật của các đại sứ quán Mỹ ở khắp nơi trên thế giới và công bố nhiều thông tin động trời như Iran được cho là đã nhận các tên lửa hiện đại có khả năng chạm tới Tây Âu, hay Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các nhà ngoại giao thu thập mẫu AND cũng như các thông tin cá nhân khác về những nhà lãnh đạo nước ngoài…
WikiLeaks không nói làm thế nào họ có được các tài liệu bí mật trên, nhưng nghi phạm hàng đầu của Mỹ là Bradley Manning, người được cho là đã vượt qua được hệ thống an ninh của Lầu Năm Góc khi mang một CD nhạc tới nơi làm việc, xóa file nhạc và tải các thông tin bí mật của chính phủ vào đó.
Chiều chủ nhật ngày 28/11, một lượng thông tin mật của chính phủ Mỹ lớn nhất từ trước tới nay đã được đưa lên các trang web của những tờ báo lớn tại Mỹ và châu Âu. Chính phủ Mỹ đã lên án việc tiết lộ hàng trăm nghìn tài liệu của WikiLeaks vì nó đặt tính mạng của các nhà ngoại giao và nhiều người khác vào nguy hiểm.
Ngay sau khi công bố điện tín mật, WikiLeaks cũng như Assange đã đối mặt với sức ép từ mọi phía: chính trị, công nghệ, tài chính, luật pháp với nỗ lực ngăn chặn “cơn lốc” lật tung mọi ngóc ngách bí mật về cách các nhà ngoại giao Mỹ và những chính phủ nước ngoài nhìn nhận thế giới.
-
Thái An (tổng hợp)