- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa có tờ trình giới thiệu Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là ứng viên kế nhiệm.
Ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng thường trực, đại biểu Quốc hội khóa 12 và trúng cử Quốc hội khóa 13 ở Hà Tĩnh với tỷ lệ cao.
Ông Nguyễn Sinh Hùng (giữa) giờ giải lao phiên khai mạc Quốc hội ngày 21/7. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Ngoài Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ba người còn lại đều đang là Phó Chủ tịch QH khóa 12.
Bộ trưởng
Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân - ứng viên Phó Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: Minh Thăng |
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng
dân tộc Quốc hội được giới thiệu tái cử.
Ông Phan Trung Lý (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa 12), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Hiện (nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách tư pháp Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Ông Nguyễn Văn Giàu (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban
Tài chính - Ngân sách khóa 12 được giới thiệu tái cử.
Ứng viên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh
là ông Nguyễn Kim Khoa (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh QH khóa 12).
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục,
thanh thiếu niên và nhi đồng QH được giới thiệu tái cử.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các
vấn đề xã hội khóa 12 được giới thiệu tái cử.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và
môi trường: ông Phan Xuân Dũng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường QH khóa 12).
Ông Trần Văn Hằng (Phó Ban Tuyên giáo Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Đối
ngoại QH.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc (Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Nương (Phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng), Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Ông Bùi Văn Cường (Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai), Trưởng Ban Dân nguyện.
Trước đó, thảo luận tại các đoàn, nhiều ý kiến đề xuất tăng số Phó chủ tịch Quốc hội lên 5 người, trong đó có thêm một người phụ trách lĩnh vực đối ngoại, biên giới. Cũng có ý kiến đề xuất tách các ủy ban. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Trọng, tất cả những đổi mới này phải đợi đến khi sửa đổi Hiến pháp.
Như vậy, Quốc hội khóa 13 có 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ.
Sau khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình giới thiệu nhân sự, các đoàn ĐBQH sẽ về họp theo đoàn đến hết sáng mai. Tại đây, theo ông Trọng, các đoàn ĐBQH vẫn có thể giới thiệu thêm nhân sự.
Chiều mai, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Từ 14 giờ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ thay mặt Ủy ban thường vụ báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn. Sau đó, Quốc hội thảo luận và thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13.
Sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội khóa mới sẽ phát biểu nhậm chức chiều mai và điều khiển các phiên họp tiếp theo.
Lê Nhung