Chính quyền Obama sẽ mở rộng các hoạt
động kinh tế, quân sự và đối ngoại
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ
Hilary Clinton trong Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Hawaii.
"Có một điều ngày càng rõ ràng hơn, đó là châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm chiến lược và kinh tế thế giới trong thế kỷ 21... " - bà Clinton khẳng định.
Mỹ không thể đứng bên lề
Các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ đều đã công khai những trọng tâm mới tại châu Á trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đúng lúc Trung Quốc đang trỗi dậy cả về mặt kinh tế và quân sự.
Trong bài phát biểu của mình, bà Clinton đặc biệt nhấn mạnh và viện dẫn hệ thống xuyên Đại Tây Đương được củng cố bằng NATO (Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và các quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, coi đó là một kiểu mẫu mà Mỹ tiếp cận tới châu Á.
“Cũng như cách mà Mỹ đã đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành nên cấu trúc trên khắp Đại Tây Dương - và để đảm bảo rằng nó hiệu quả cho chúng tôi và cho tất cả mọi người - chúng tôi giờ đây triển khai điều tương tự với Thái Bình Dương” - bà Clinton nói.
Các yếu tố chính trong chiến lược của Mỹ sẽ bao gồm việc tăng cường hiện diện quân sự và các quan hệ an ninh song phương thắt chặt hơn với các quốc gia đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan; tiếp cận gần hơn tới các quốc gia đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia; mở rộng thương mại và thúc đẩy dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ cũng gián tiếp cảnh báo Trung Quốc về các tuyên bố của mình về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.
“Những gì xảy ra tại châu Á trong những năm tới đây sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tương lai của Mỹ. Chúng tôi không thể chỉ đứng bên lề và để cho những người khác quyết định tương lai của mình”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có mặt tại Hawaii để tham dự hội nghị. Theo nhận định của giới quan sát, ông Obama sẽ chủ trì các cuộc họp nhằm tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, các lãnh đạo thế giới đang tìm cách bảo vệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương khỏi bị tác động bởi các khó khăn kinh tế từ châu Âu.
Tổng thống Obama đang hy vọng sẽ thành lập một khu vực thương mại tự do với một số quốc gia trong khu vực này. Hiện nay, 21 thành viên của APEC đang chiếm tới 40% dân số thế giới và 44% thương mại toàn cầu.
Thu Lượng (theo WSJ/BBC)
Mỹ muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với VN
Trước thềm thượng đỉnh, APEC nhớ tới vai trò an ninh Mỹ
Trước thềm thượng đỉnh, APEC nhớ tới vai trò an ninh Mỹ
"Có một điều ngày càng rõ ràng hơn, đó là châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm chiến lược và kinh tế thế giới trong thế kỷ 21... " - bà Clinton khẳng định.
Mỹ không thể đứng bên lề
Các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ đều đã công khai những trọng tâm mới tại châu Á trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đúng lúc Trung Quốc đang trỗi dậy cả về mặt kinh tế và quân sự.
Trong bài phát biểu của mình, bà Clinton đặc biệt nhấn mạnh và viện dẫn hệ thống xuyên Đại Tây Đương được củng cố bằng NATO (Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và các quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, coi đó là một kiểu mẫu mà Mỹ tiếp cận tới châu Á.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: Những gì xảy ra tại châu Á trong những năm tới đây sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tương lai của Mỹ. Ảnh: Reuters |
Các yếu tố chính trong chiến lược của Mỹ sẽ bao gồm việc tăng cường hiện diện quân sự và các quan hệ an ninh song phương thắt chặt hơn với các quốc gia đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan; tiếp cận gần hơn tới các quốc gia đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia; mở rộng thương mại và thúc đẩy dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ cũng gián tiếp cảnh báo Trung Quốc về các tuyên bố của mình về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.
“Những gì xảy ra tại châu Á trong những năm tới đây sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tương lai của Mỹ. Chúng tôi không thể chỉ đứng bên lề và để cho những người khác quyết định tương lai của mình”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có mặt tại Hawaii để tham dự hội nghị. Theo nhận định của giới quan sát, ông Obama sẽ chủ trì các cuộc họp nhằm tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, các lãnh đạo thế giới đang tìm cách bảo vệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương khỏi bị tác động bởi các khó khăn kinh tế từ châu Âu.
Tổng thống Obama đang hy vọng sẽ thành lập một khu vực thương mại tự do với một số quốc gia trong khu vực này. Hiện nay, 21 thành viên của APEC đang chiếm tới 40% dân số thế giới và 44% thương mại toàn cầu.
Thu Lượng (theo WSJ/BBC)