Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và phát triển quan hệ với Ấn Độ là hai mục tiêu chính đặt ra với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ huy bộ này cho biết.
Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương với 320.000 quân nhân, nhân viên dân sự và các nhà thầu đóng trong khu vực, ông Willard nhấn mạnh. Các lực lượng Mỹ đã được đẩy mạnh triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc với các tàu tuần tra khắp khu vực.
Đô đốc Mỹ đã nói cụ thể năm lĩnh vực tập trung trong khu vực, với Trung Quốc đứng đầu bảng. Ông khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đang trải qua những thay đổi lớn với những tiến bộ kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Theo ông, chính sách quân sự của Mỹ với Trung Quốc là khuyến khích người Trung Quốc minh bạch hơn về quân sự và chi tiêu quân sự. Ông cho biết, các lực lượng hai nước đang tiến hành nghiên cứu và diễn tập cứu nạn cũng như trao đổi học viên ở mọi cấp. “Một trong những mục tiêu của tôi là cải thiện quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc”, ông Willard nói.
Một mối quan tâm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ là Triều Tiên. Kể từ khi Hiệp định Đình chiến Chiến tranh Triều Tiên 1953 đã chấm dứt tiếng súng trên bán đảo, đô đốc nói, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực duy trì thỏa thuận đình chiến xuyên qua Khu phi quân sự.
Mỹ đang làm việc với đồng minh Hàn Quốc để ngăn chặn các hành động như vụ chìm tàu Cheonan năm ngoái. “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố liên minh, tiếp tục tăng cường nó”, đô đốc Willard tuyên bố.
Ngoài ra, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương còn đề cập tới những vấn đề khác như phổ biến hạt nhân và tên lửa, buôn người, buôn bán ma túy, các tổ chức bạo lực cực đoan… “Ở miền nam Philippines, chúng tôi tiếp tục ngăn chặn nhóm Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah, hai tổ chức cực đoan đe dọa ổn định của cả miền nam Philippines và khu vực”, ông Willard cho biết.
Ở Nam Á, Mỹ đang làm việc để ngăn chặn Lashkar-e-Taiba, tổ chức cực đoan ở Pakistani đã tấn công vào Mumbai. “Chúng tôi làm việc với các đối tác ở Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives để xây dựng các khả năng để họ tự đối phó với tổ chức này một cách độc lập”, đô đốc Mỹ nói.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn, là tâm điểm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. “Chúng tôi có một quan hệ đối tác chiến lược, và mối quan hệ ấy tiếp tục phát triển, kể cả giữa hai chính phủ và quân sự hai nước”, ông Willard nói về quan hệ Mỹ - Ấn.
Ấn Độ có quân đội lớn nhất Nam Á, nhưng quan hệ quân sự Mỹ - Ấn lại tương đối mới. “Chúng tôi không đặc biệt gần gũi trong Chiến tranh Lạnh, và khi chúng tôi bắt đầu xích lại hơn, thì quan hệ lại bị gián đoạn sau các vụ thử hạt nhân vào cuối những năm 1990”, đô đốc Mỹ đánh giá. “Từ quan điểm quân sự, chúng tôi thực sự liên kết với Ấn Độ chỉ trong 7 hoặc 8 năm. Chúng tôi tham gia với lực lượng vũ trang Ấn Độ ở mọi lĩnh vực và tiếp tục đóng góp vào các vấn đề như cướp biển ở vịnh Aden và những nơi khác trong khu vực Ấn Độ Dương, mở rộng an ninh hàng hải khắp khu vực”.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cũng đề cập tới việc bộ này duy trì mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia khác trong vùng. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines là những hiệp ước đồng minh. Bộ này còn duy trì quan hệ với các bạn bè chính như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác trong khu vực.
Thái An (theo maritimesecurity)
>> Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau
Tại cuộc họp APEC ở Honolulu do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì, ông Willard và phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes đã nhấn mạnh những đóng góp an ninh Mỹ với khu vực. >> Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
>> Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết
>> Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết
Đô đốc Hải quân Mỹ Robert F. Willard. Ảnh: ianslive |
Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương với 320.000 quân nhân, nhân viên dân sự và các nhà thầu đóng trong khu vực, ông Willard nhấn mạnh. Các lực lượng Mỹ đã được đẩy mạnh triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc với các tàu tuần tra khắp khu vực.
Đô đốc Mỹ đã nói cụ thể năm lĩnh vực tập trung trong khu vực, với Trung Quốc đứng đầu bảng. Ông khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đang trải qua những thay đổi lớn với những tiến bộ kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Theo ông, chính sách quân sự của Mỹ với Trung Quốc là khuyến khích người Trung Quốc minh bạch hơn về quân sự và chi tiêu quân sự. Ông cho biết, các lực lượng hai nước đang tiến hành nghiên cứu và diễn tập cứu nạn cũng như trao đổi học viên ở mọi cấp. “Một trong những mục tiêu của tôi là cải thiện quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc”, ông Willard nói.
Một mối quan tâm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ là Triều Tiên. Kể từ khi Hiệp định Đình chiến Chiến tranh Triều Tiên 1953 đã chấm dứt tiếng súng trên bán đảo, đô đốc nói, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực duy trì thỏa thuận đình chiến xuyên qua Khu phi quân sự.
Mỹ đang làm việc với đồng minh Hàn Quốc để ngăn chặn các hành động như vụ chìm tàu Cheonan năm ngoái. “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố liên minh, tiếp tục tăng cường nó”, đô đốc Willard tuyên bố.
Ngoài ra, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương còn đề cập tới những vấn đề khác như phổ biến hạt nhân và tên lửa, buôn người, buôn bán ma túy, các tổ chức bạo lực cực đoan… “Ở miền nam Philippines, chúng tôi tiếp tục ngăn chặn nhóm Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah, hai tổ chức cực đoan đe dọa ổn định của cả miền nam Philippines và khu vực”, ông Willard cho biết.
Ở Nam Á, Mỹ đang làm việc để ngăn chặn Lashkar-e-Taiba, tổ chức cực đoan ở Pakistani đã tấn công vào Mumbai. “Chúng tôi làm việc với các đối tác ở Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives để xây dựng các khả năng để họ tự đối phó với tổ chức này một cách độc lập”, đô đốc Mỹ nói.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn, là tâm điểm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. “Chúng tôi có một quan hệ đối tác chiến lược, và mối quan hệ ấy tiếp tục phát triển, kể cả giữa hai chính phủ và quân sự hai nước”, ông Willard nói về quan hệ Mỹ - Ấn.
Ấn Độ có quân đội lớn nhất Nam Á, nhưng quan hệ quân sự Mỹ - Ấn lại tương đối mới. “Chúng tôi không đặc biệt gần gũi trong Chiến tranh Lạnh, và khi chúng tôi bắt đầu xích lại hơn, thì quan hệ lại bị gián đoạn sau các vụ thử hạt nhân vào cuối những năm 1990”, đô đốc Mỹ đánh giá. “Từ quan điểm quân sự, chúng tôi thực sự liên kết với Ấn Độ chỉ trong 7 hoặc 8 năm. Chúng tôi tham gia với lực lượng vũ trang Ấn Độ ở mọi lĩnh vực và tiếp tục đóng góp vào các vấn đề như cướp biển ở vịnh Aden và những nơi khác trong khu vực Ấn Độ Dương, mở rộng an ninh hàng hải khắp khu vực”.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cũng đề cập tới việc bộ này duy trì mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia khác trong vùng. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines là những hiệp ước đồng minh. Bộ này còn duy trì quan hệ với các bạn bè chính như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác trong khu vực.
Thái An (theo maritimesecurity)