3 tháng sau lần chạy thử đầu tiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay chiếc tàu sân bay được tân trang lại Shi Lang đã chạy thử lần hai hôm nay (29/11).

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trước khi chạy, con tàu đã được hoàn tất việc tân trang và sát hạch như dự kiến sau lần chạy thử đầu tiên vào tháng 8.



Lần chạy thử này của Shi Lang diễn ra không lâu sau khi Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Australia.


Con tàu này ban đầu do Liên Xô xây dựng có tên Varyag, tuy nhiên họ đã không thể hoàn thành việc xây dựng này trước khi sụp đổ vào năm 1991. Khi đó, tàu vẫn chỉ có bộ khung và chưa có tên gọi chính thức. Ukraina đã tháo dỡ hết vũ khí trên tàu và các động cơ trước khi bán cho Trung Quốc.

Tàu sân bay lớp Kuznetsov dài 304.5m và rộng 37m với trọng lượng nước rẽ là 58.500 tấn được tu sửa hoàn toàn để phục vụ cho vai trò nghiên cứu và tập luyện tại Trung Quốc.

Hồi tháng 8, ở lần thử nghiệm đầu tiên, tàu Shi Lang đã xuất phát từ cảng Đại Liên, một thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc.

Việc xây dựng một tàu sân bay là dự án kéo dài và phức tạp. Trong quá trình xây dựng, sẽ có một loạt các thử nghiệm nghiên cứu khoa học, thực hành huấn luyện và các hoạt động thông thường khác.

Hiện nay, 9 quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm.

Trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng sở hữu hàng không mẫu hạm.

Giải thích về sự xuất hiện của con tàu này, truyền hình Trung Quốc cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có các tàu khu trục có khả năng chở theo trực thăng, nên “Trung Quốc có một tàu sân bay là lẽ tự nhiên”.

Báo chí Trung Quốc coi việc sở hữu con tàu có tầm quan trọng sống còn đối với đất nước, do Trung Quốc có vùng biển rộng lớn và phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ.

Việc thiết lập và mở rộng hải quân của Quân giải phóng Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể khả năng phòng vệ biển của nước này.

Trung Quốc cũng luôn khẳng định rằng hàng không mẫu hạm của họ sẽ không thay đổi bản chất tự vệ trong chính sách tự vệ quốc gia, hoặc chính sách đối ngoại độc lập hòa bình. Do đó, các bên không cần thiết phải quá lo lắng hoặc có cảm giác hoang mang về việc này.

Một số hình ảnh về tàu sân bay Shi Lang ở lần chạy thử lần đầu tiên:









Thu Lượng
(theo Tân hoa xã, Nhân dân nhật báo)
Ảnh: Nhân dân nhật báo, Reuters

Báo Hàn Quốc: TQ sẽ đưa tàu sân bay đến Biển Đông
Tờ Chosun Ilbo đưa tin, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức đi vào hoạt động vào dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nước này 1/8 năm tới.
 
Tàu sân bay đầu tiên của TQ về Đại Liên
Con tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn thành cuộc thử nghiệm lần đầu trên biển và trở về cảng ở Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh.
 
Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc
Giữa cuộc khủng hoảng nợ làm điêu đứng thế giới, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặng lẽ thừa nhận điều từng là một bí mật: Trung Quốc đang xây dựng một tàu sân bay.
 
Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc
Khi quân đội Mỹ và Anh buộc phải cắt giảm chi phí, thì chiến lược “sòng bạc” của Trung Quốc đã gặt hái được những lợi ích lớn.