Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có thể chứng minh mối đe dọa lớn với các tàu Mỹ", Albert Ravenholt viết cho Chicago Daily News Service năm 1964, đề cập mối đe dọa dưới nước của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đối với lực lượng hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ‘chìa cành ô liu’ với TQ
Biển Đông 'nóng' tại hội nghị quốc phòng ASEAN
Ảnh: china-defense-mashup |
Các tàu ngầm khi ấy do Nga cung cấp, đóng ở đảo Hải
Gần 48 năm sau, mọi thứ đã thay đổi quá nhiều và quá nhanh nhưng vẫn tiếp tục trên cùng một quỹ đạo. Khi Ravenholt - phóng viên ở Thượng Hải những năm 1940 thời chiến tranh Trung - Nhật - qua đời ở tuổi 90 năm 2010, Trung Quốc vẫn theo chế độ cũ nhưng màu sắc ý thức hệ đã mang đậm chủ nghĩa dân tộc hơn sau ba thập niên tăng trưởng thịnh vượng.
Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự song song với tăng trưởng kinh tế. Họ đầu tư đáng kể vào quân sự để theo kịp các cường quốc công nghệ phương Tây bằng cách xây dựng những chương trình vũ khí, khí tài hiện đại, các khả năng chống vệ tinh, chiến tranh ảo....
Năm trước, Trung Quốc đã trình làng máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20 - dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn 2017 - 2019. Họ cũng xây dựng một hệ thống tên lửa chống hạm mặt đất để hạn chế các khả năng của nước khác trong chuyện tự do hàng hải ở các vùng biển khu vực, bao gồm cả Biển Đông đang có nhiều tranh chấp.
Ngoài việc bổ sung đội tàu ngầm thông thường lên hơn 50 chiếc, Trung Quốc đã giới thiệu 4 hoặc 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Kim (loại 094), tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Năm 2007, họ đã hoàn tất việc xây dựng căn cứ ngầm hiện đại ở Hải Nam, cho phép các tàu dễ dàng tiếp cận hơn tới eo biển Malacca, Biển Đông và Ấn Độ Dươn. Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh là thiết lập lực lượng hải quân biển xanh hoàn thiện trong vài thập niên nữa, cho phép sức mạnh của lực lượng này vượt xa các vùng biển khu vực, về cả phía tây hay phía đông.
Để tạo điều kiện cho các khả năng phô trương sức mạnh, Trung Quốc đã xây dựng một đội tàu gồm "ít nhất ba chiếc" tàu sân bay. Năm 1998, sau khi Liên Xô tan rã, Bắc Kinh đã mua lại một chiếc tàu sân bay chưa hoàn tất từ Ukraine được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chiến đấu chống ngầm. Tàu Varyag ban đầu được coi là sẽ trở thành khách sạn - sòng bạc nổi neo đậu ở
Hay nói một cách khác, rất có thể nó được sử dụng để làm "động cơ dự trữ" cho một con tàu sân bay tương lai do chính Trung Quốc xây dựng. Varyag dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, mang theo khoảng 30 máy bay chiến đấu J-15, trực thăng, và đoàn thủy thủ 2.000 người.
Có tỉ lệ phát triển trung bình hàng năm hơn 10% suốt từ những năm 1990, chi tiêu quân sự Trung Quốc giờ đây đang sẵn sàng vượt qua châu Âu lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ.
Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở
Do Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen đề xuất, "phòng thủ thông minh" sẽ chứng kiến việc NATO phối hợp và chia sẻ khả năng của các thành viên để có được sự hiệp lực trong giai đoạn hạn chế về tài chính.
Chi tiêu quân sự của Bắc Kinh đến thời điểm này lớn nhất trong khu vực nếu không kể
(Còn tiếp)
Thái An (theo oilprice)