Nguyễn Hà Đông là khách mời của sự kiện Global Mobile Internet Conference (GMIC) 2014 vừa diễn ra hôm 18/3 tại San Francisco (Mỹ), bên cạnh quan chức của các đại gia công nghệ như Amazon, Facebook và King.


{keywords}
Hà Đông cùng một vị khách trong bữa tiệc trên du thuyền trong khuôn khổ GMIC 2014

Theo lời GMIC thì sự kiện này chỉ mời 100 nhân vật là lãnh đạo có uy tín trong ngành công nghiệp di động, đến từ Thung lũng Silicon, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác. Ngoài ra, sự kiện còn có sự góp mặt của các hãng phát triển game di động hàng đầu, các nhà phân khối, phát hành game lớn và các nhà đầu tư có máu mặt.

Trong danh sách khách mời có đại diện của King, hãng game cha đẻ của tựa game bom tấn Candy Crush, và dotGears - mà theo chú giải của GMIC là "ekip đứng sau Flappy Bird". Ngoài ra, tất cả các nhân vật "có máu mặt" của làng di động đều có mặt đủ, từ đại gia Gameloft, Ubisoft, Zynga cho đến các đại gia công nghệ như Amazon, Google, NTT DoCoMo, Facebook, ZTE hay các ông lớn giải trí như Sony Pictures, Fox Digital Entertainment.

Cùng đi với Đông còn có 2 thành viên nữa được ban tổ chức liệt kê là đại diện của dotGear là Sơn Bùi và Vinh Phạm.

{keywords}
Cùng đi với Hà Đông còn có 2 thành viên người Việt khác.

Chia sẻ tại sự kiện, Giám đốc điều hành Kate Edwards của IGDA (Hiệp hội các nhà phát triển game quốc tế), đơn vị đứng ra tổ chức Hội thảo GMIC, đã gọi quyết định gỡ bỏ Flappy Bird ra khỏi quầy ứng dụng là một "tấm gương tuyệt vời" cho việc các nhà phát triển game dám nhận trách nhiệm về bản thân cũng như sản phẩm của mình.

Bà Kate cho rằng, ngành công nghiệp game cần luôn tự theo dõi và giám sát chính mình, bởi chỉ một phút lơ là cũng có thể dẫn đến những hậu quả "đáng sợ". Lời bình luận này được đưa ra trong phần thảo luận về cuộc điều tra gần đây do Ủy ban châu Âu và Phòng Thương mại bình đẳng Mỹ tiến hành về những tựa game miễn phí nhắm đến trẻ em. Hành động gây sốc của Đông được nhấn mạnh là "bằng chứng" cho thấy ngành công nghiệp game hoàn toàn có thể chấn chỉnh mình, nếu muốn.

{keywords}
Bà Kate Edwards (giữa), Tổng giám đốc của IGDA

"Luôn tồn tại sự cân bằng giữa đạo đức với khả năng sáng tạo trong thiết kế game", bà tuyên bố. "Đó là sự cân bằng mà mọi nhà phát triển game đều cần phải đối mặt. Nếu như chúng ta lấy Flappy Bird làm ví dụ, tác giả của nó đã đưa ra một lựa chọn mang tính đạo đức, một quyết định dựa trên quan điểm cá nhân về đạo đức, khi thừa nhận rằng game đó quá gây nghiện và cần phải được hạ xuống".

"Với tôi, đó là một thí dụ tuyệt vời cho thấy trách nhiệm cá nhân của một nhà phát triển game, dám đưa ra quyết định thay vì chờ đợi Chính phủ kết luận rằng "game đó quá gây nghiện, chúng ta cần gỡ nó xuống", bà nhấn mạnh.

Theo quan điểm vị Giám đốc điều hành IGDA, trong mọi trường hợp sáng tạo nghệ thuật, dù cho đó là phim ảnh, truyền hình hay gì đi nữa, nếu như "chúng ta có thể theo dõi chặt mọi hành động của bản thân, lường trước những tác động xã hội do hành động đó tạo ra, thay vì để nó tự điều chỉnh một cách khách quan" thì luôn tốt hơn. Đó là nguyên lý cơ bản để các hệ thống đánh giá, chấm điểm game tồn tại.

"Chúng ta cần hiểu mình sắp đưa lên nội dung gì để sau này không phải điều chỉnh lại các sai lầm", bà kết luận.

Trước đó, Peter Molyneux, huyền thoại người Anh trong làng lập trình game cũng từng bình luận rằng các tựa game chơi miễn phí cần phải ngừng ngay việc "dụ dỗ trẻ em" để tránh Chính phủ ban hành các điều luật nghiêm khắc.

T.C