Hacker Nga Efim Bushmanov lần đầu tiên công bố những kết quả đầy đủ nhất về giao thức của Skype, bao gồm giao thức đóng và các cơ chế mã hoá dữ liệu.
Bushmanov thông báo trên blog của mình rằng phần chính của công trình này đã được ông hoàn thành và ông đang tìm những người cùng 'chí hướng' có thể bỏ ra đủ thì giờ để hoàn tất dự án này. Hacker này khẳng định rằng mục tiêu duy nhất của việc này là biến Skype thành một sản phẩm nguồn mở, nghĩa là để cho dịch vụ này có thể đến được tay những nhà phát triển bên ngoài Skype.
Một chuyên gia bảo mật (ESET IT) cho biết, các dữ liệu được Bushmanov đưa ra là toàn diện nhất và chưa bao giờ được tiết lộ. "Qua phân tích sơ bộ cho thấy, rất nhiều chi tiết giống với giao thức Skype thực tế, nhưng phải mất một thời gian dài để xác nhận tính xác thực của nó", chuyên gia này khẳng định.
Phản ứng trước thông tin này, một phát ngôn viên của Skype nói với RIA Novosti hôm thứ Sau:"Đó là một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn những nỗ lực phá hoại này".
Cơ chế mã hoá của Skype luôn được coi là tin cậy và các lực lượng đặc nhiệm nhà nước tỏ ra lo ngại nếu giao thức này được sử dụng vào các vụ mật đàm và âm mưu khủng bố.
Theo thông tin chính thức, cơ sở dữ liệu người dùng của Skype có đến hơn 660 triệu người. Trung bình mỗi tháng, các dịch vụ có thu phí của Skype được 8 triệu thuê bao sử dụng.
Hồi tháng 5/2011, Microsoft đã thoả thuận mua Skype với giá 8,5 tỷ USD (~173.469 tỷ đồng) và hợp đồng dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2011.
Thanh Phong (Theo Rian)
>>25% tin tặc Mỹ làm việc cho FBI
>>iOS 5 bị bẻ khóa chỉ sau vài giờ ra mắt
>>Hàng loạt website Việt Nam bị tấn công
>>Nguy cơ chiến tranh mạng đang tăng
>>Mạng FBI cũng bị... đột nhập
>>iOS 5 bị bẻ khóa chỉ sau vài giờ ra mắt
>>Hàng loạt website Việt Nam bị tấn công
>>Nguy cơ chiến tranh mạng đang tăng
>>Mạng FBI cũng bị... đột nhập
Một chuyên gia bảo mật (ESET IT) cho biết, các dữ liệu được Bushmanov đưa ra là toàn diện nhất và chưa bao giờ được tiết lộ. "Qua phân tích sơ bộ cho thấy, rất nhiều chi tiết giống với giao thức Skype thực tế, nhưng phải mất một thời gian dài để xác nhận tính xác thực của nó", chuyên gia này khẳng định.
Phản ứng trước thông tin này, một phát ngôn viên của Skype nói với RIA Novosti hôm thứ Sau:"Đó là một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn những nỗ lực phá hoại này".
Cơ chế mã hoá của Skype luôn được coi là tin cậy và các lực lượng đặc nhiệm nhà nước tỏ ra lo ngại nếu giao thức này được sử dụng vào các vụ mật đàm và âm mưu khủng bố.
Theo thông tin chính thức, cơ sở dữ liệu người dùng của Skype có đến hơn 660 triệu người. Trung bình mỗi tháng, các dịch vụ có thu phí của Skype được 8 triệu thuê bao sử dụng.
Hồi tháng 5/2011, Microsoft đã thoả thuận mua Skype với giá 8,5 tỷ USD (~173.469 tỷ đồng) và hợp đồng dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2011.
Thanh Phong (Theo Rian)