Sau khi bị đẩy khỏi Trung Quốc và Ấn Độ, hàng giả Trung Quốc đã xâm nhập Trung Đông, gây ra những hậu quả khó lường cho khu vực này.
Thâm nhập shanzhai
Năm 2004, hãng điện tử Đài Loan MediaTek cung cấp bộ thiết bị bên trong điện thoại di động hoàn chỉnh cho các nhà sản xuất điện thoại. Chỉ cần viết phần mềm, thêm tính năng và lắp thêm vỏ nhựa là bạn có thể cho ra đời một mẫu điện thoại mới. Sản phẩm của MediaTek trở thành món bở trước mắt các "shanzhai", từ địa phương chỉ các nhà sản xuất hàng giả Trung Quốc.
Năm 2004, MediaTek bán ra 3 triệu chip cho di động; 6 năm sau đó doanh số chip của MediaTek đã tăng vọt lên 500 triệu, chiếm hơn 1/3 thị trường toàn thế giới. Gần một nửa số chip bán ra rơi vào tay các shanzhai. Khả năng thiết kế, sản xuất và bán ra hàng triệu điện thoại di động giá rẻ như bèo một lúc đã bùng nổ số lượng thiết bị kết nối Internet ở Trung Quốc.
Giám đốc bán hàng của một hãng sản xuất linh kiện Trung Quốc cho biết: “Cách đây 5 năm không hề có điện thoại giả. Cần có một công ty thiết kế, tuyển lập trình viên viết phần mềm, cần cả thiết kể phần cứng. Giờ đây, một công ty chỉ với 5 nhân viên cũng có thể sản xuất điện thoại di động.”
“Nckias” và “Blockberrys”
Mấu chốt của điện thoại giá rẻ là sự kết hợp chipset của MediaTek và nguồn linh kiện điện thoại khổng lồ ở Thẩm Quyến. Trong khi MediaTek tập trung tích hợp các chức năng phần mềm thì các shanzhai bổ sung các kiểu dáng cơ bản với các bộ phận bên ngoài. Từ rất lâu, điện thoại “Nckias” (nhái Nokia) và “Blockberrys” (nhái BlackBerry) đã bắt đầu xuất hiện khắp Thẩm Quyến và Thượng Hải.
Với hệ thống sản xuất nho nhỏ, các shanzhai có thể sản xuất hàng ngàn chiếc điện thoại, đưa ra một số sản phẩm để thăm dò thị trường. Nếu sản phẩm được công chúng ưa chuộng, các shanzhai sẽ tung ra hàng loạt. Các nhà sản xuất chính hãng như Nokia phải rất khó khăn để theo kịp.
Hãng nghiên cứu iSuppli dự đoán số lượng điện thoại di động tại "thị trường xám” (gray-market) của Trung Quốc sẽ đạt 255 triệu máy vào năm nay, tăng 12% so với năm 2010. Theo báo cáo của Boston Consulting Group, điện thoại shanzhai là lý do hàng đầu khiến người dùng Internet di động của Trung Quốc tăng quá 3 lần từ 50 triệu lên 180 triệu (2007-2009).
Vụ bê bối băng thông rộng của Ấn Độ
Điểm yếu lớn nhất của chipset do MediaTek sản xuất là không hỗ trợ 3G. Sau khi iPhone và smartphone Android hỗ trợ 3G xuất hiện ở Trung Quốc, các hãng sản xuất điện thoại lậu bắt đầu tìm kiếm khách hàng không chê công nghệ lỗi thời để tiếp tục bán sản phẩn của shanzhai.
Ấn Độ có tốc độ xâm nhập của máy tính cá nhân thấp do thuế nhập khẩu cao, chi phí băng thông rộng cố định đắt đỏ và ở gần Trung Quốc là điểm đến phù hợp. Theo BCG, năm 2009, điện thoại shanzhai bắt đầu tràn ngập thị trường Ấn Độ, cung cấp “chức năng tốt với giá chỉ bằng một phần giá các nhãn hiệu nổi tiếng”.
Sự lan tràn bất ngờ của điện thoại di động đã gây ra cuộc chiến giá cả quyết liệt giữa các nhà mạng như Bharti Airtel và Reliance Communication. Cước cuộc gọi đã giảm xuống còn 0,0006 USD/phút. Thậm chí các nhà mạng Ấn Độ còn đồng loạt đua nhau phát triển thuê bao di động mới, tăng thêm 20 triệu thuê bao mới mỗi tháng.
Điện thoại lậu shanzhai lan tràn đã tăng số thiết bị di động kết nối Internet. Đây là lý do chính dẫn tới vụ tham nhũng bán phổ tần giá rẻ của cựu Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ gây thiệt hại của chính phủ gần 40 tỷ USD. Vụ tham nhũng này đã làm rung chuyển chính phủ Ấn Độ. Ấn Độ đã nhanh chóng có biện pháp khắt khe cấm nhập khẩu điện thoại nhái từ Trung Quốc.
Sau khi bị cấm ở Ấn Độ, các shanzhai buộc phải tìm kiếm thị trường khác xa hơn, tới Trung Đông – nơi sự tràn ngập của điện thoại giá rẻ tiếp tay gây ra những phong trào nổi dậy ở Trung Đông vốn được gọi là “Arab Spring” (Cuộc Nổi Dậy của Dân Ả-rập)
“Arab Spring” - Cuộc nổi dậy của dân Ả-rập
Ngày nay, thị trường điện thoại shanzhai đã vượt ra ngoài Trung Quốc và Ấn Độ. Trong số 235 chipset của MediaTek bán ra ở "thị trường xám” năm ngoái, 140 triệu chipset được bán ra nước ngoài. Các loại điện thoại này đã chiếm một nửa thị trường Ghanna. Mùa thu năm ngoái, thời báo The National đã cảnh báo “một số nhà phân tích tin rằng các hãng sản xuất điện thoại nhái của Trung Quốc đang nhằm vào khu vực GCC” – Hội đồng hợp tác vùng vịnh với các thành viên: Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Saudi Arabia, Oman, và Bahrain.
Vài tháng sau đó, một nửa các nước thành viên này bị lôi kéo vào Các cuộc nổi dậy của dân Ả Rập “Arab Spring.” Mặc dù không ai chỉ ra mối liên quan trực tiếp giữa sự xuất hiện của điện thoại shanzhai ở khu vực này và các cuộc nổi dậy diễn ra liền sau đó, thời báo The National đã lưu ý trước rằng “cuộc đua giảm giá không chỉ ở các thị trường bão hòa như Ấn Độ mà đã bắt đầu xuất hiện ở Los Angeles và đang nhắm vào khu vực Trung Đông nơi có đông khách hàng ở các thành phố như Cairo cũng như người dùng nhiều tiền ở UAE”.
Trong khi những người dân ở đây không được trang bị để sử dụng Facebook hay Twitter, một nhà hoạt động cách mạng có thể lẩn tránh hoặc phơi bày sự đàn áp của chính phủ nhờ các tính năng của điện thoại MediaTek như camera quay phim, và Bluetooth. Tất cả chỉ có giá 50 USD.
Phạm Duyên (Theo ictnews/FastCompany)
Google đang chuẩn bị một "siêu điện thoại" LTE?
100 năm IBM qua ảnh
"Thâm cung bí sử" chuyện tuyển nhân viên ở Apple
100 năm IBM qua ảnh
"Thâm cung bí sử" chuyện tuyển nhân viên ở Apple
Thâm nhập shanzhai
Năm 2004, hãng điện tử Đài Loan MediaTek cung cấp bộ thiết bị bên trong điện thoại di động hoàn chỉnh cho các nhà sản xuất điện thoại. Chỉ cần viết phần mềm, thêm tính năng và lắp thêm vỏ nhựa là bạn có thể cho ra đời một mẫu điện thoại mới. Sản phẩm của MediaTek trở thành món bở trước mắt các "shanzhai", từ địa phương chỉ các nhà sản xuất hàng giả Trung Quốc.
Năm 2004, MediaTek bán ra 3 triệu chip cho di động; 6 năm sau đó doanh số chip của MediaTek đã tăng vọt lên 500 triệu, chiếm hơn 1/3 thị trường toàn thế giới. Gần một nửa số chip bán ra rơi vào tay các shanzhai. Khả năng thiết kế, sản xuất và bán ra hàng triệu điện thoại di động giá rẻ như bèo một lúc đã bùng nổ số lượng thiết bị kết nối Internet ở Trung Quốc.
Giám đốc bán hàng của một hãng sản xuất linh kiện Trung Quốc cho biết: “Cách đây 5 năm không hề có điện thoại giả. Cần có một công ty thiết kế, tuyển lập trình viên viết phần mềm, cần cả thiết kể phần cứng. Giờ đây, một công ty chỉ với 5 nhân viên cũng có thể sản xuất điện thoại di động.”
“Nckias” và “Blockberrys”
Mấu chốt của điện thoại giá rẻ là sự kết hợp chipset của MediaTek và nguồn linh kiện điện thoại khổng lồ ở Thẩm Quyến. Trong khi MediaTek tập trung tích hợp các chức năng phần mềm thì các shanzhai bổ sung các kiểu dáng cơ bản với các bộ phận bên ngoài. Từ rất lâu, điện thoại “Nckias” (nhái Nokia) và “Blockberrys” (nhái BlackBerry) đã bắt đầu xuất hiện khắp Thẩm Quyến và Thượng Hải.
Với hệ thống sản xuất nho nhỏ, các shanzhai có thể sản xuất hàng ngàn chiếc điện thoại, đưa ra một số sản phẩm để thăm dò thị trường. Nếu sản phẩm được công chúng ưa chuộng, các shanzhai sẽ tung ra hàng loạt. Các nhà sản xuất chính hãng như Nokia phải rất khó khăn để theo kịp.
Hãng nghiên cứu iSuppli dự đoán số lượng điện thoại di động tại "thị trường xám” (gray-market) của Trung Quốc sẽ đạt 255 triệu máy vào năm nay, tăng 12% so với năm 2010. Theo báo cáo của Boston Consulting Group, điện thoại shanzhai là lý do hàng đầu khiến người dùng Internet di động của Trung Quốc tăng quá 3 lần từ 50 triệu lên 180 triệu (2007-2009).
Vụ bê bối băng thông rộng của Ấn Độ
Điểm yếu lớn nhất của chipset do MediaTek sản xuất là không hỗ trợ 3G. Sau khi iPhone và smartphone Android hỗ trợ 3G xuất hiện ở Trung Quốc, các hãng sản xuất điện thoại lậu bắt đầu tìm kiếm khách hàng không chê công nghệ lỗi thời để tiếp tục bán sản phẩn của shanzhai.
Ấn Độ có tốc độ xâm nhập của máy tính cá nhân thấp do thuế nhập khẩu cao, chi phí băng thông rộng cố định đắt đỏ và ở gần Trung Quốc là điểm đến phù hợp. Theo BCG, năm 2009, điện thoại shanzhai bắt đầu tràn ngập thị trường Ấn Độ, cung cấp “chức năng tốt với giá chỉ bằng một phần giá các nhãn hiệu nổi tiếng”.
Sự lan tràn bất ngờ của điện thoại di động đã gây ra cuộc chiến giá cả quyết liệt giữa các nhà mạng như Bharti Airtel và Reliance Communication. Cước cuộc gọi đã giảm xuống còn 0,0006 USD/phút. Thậm chí các nhà mạng Ấn Độ còn đồng loạt đua nhau phát triển thuê bao di động mới, tăng thêm 20 triệu thuê bao mới mỗi tháng.
Điện thoại lậu shanzhai lan tràn đã tăng số thiết bị di động kết nối Internet. Đây là lý do chính dẫn tới vụ tham nhũng bán phổ tần giá rẻ của cựu Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ gây thiệt hại của chính phủ gần 40 tỷ USD. Vụ tham nhũng này đã làm rung chuyển chính phủ Ấn Độ. Ấn Độ đã nhanh chóng có biện pháp khắt khe cấm nhập khẩu điện thoại nhái từ Trung Quốc.
Sau khi bị cấm ở Ấn Độ, các shanzhai buộc phải tìm kiếm thị trường khác xa hơn, tới Trung Đông – nơi sự tràn ngập của điện thoại giá rẻ tiếp tay gây ra những phong trào nổi dậy ở Trung Đông vốn được gọi là “Arab Spring” (Cuộc Nổi Dậy của Dân Ả-rập)
“Arab Spring” - Cuộc nổi dậy của dân Ả-rập
Ngày nay, thị trường điện thoại shanzhai đã vượt ra ngoài Trung Quốc và Ấn Độ. Trong số 235 chipset của MediaTek bán ra ở "thị trường xám” năm ngoái, 140 triệu chipset được bán ra nước ngoài. Các loại điện thoại này đã chiếm một nửa thị trường Ghanna. Mùa thu năm ngoái, thời báo The National đã cảnh báo “một số nhà phân tích tin rằng các hãng sản xuất điện thoại nhái của Trung Quốc đang nhằm vào khu vực GCC” – Hội đồng hợp tác vùng vịnh với các thành viên: Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Saudi Arabia, Oman, và Bahrain.
Vài tháng sau đó, một nửa các nước thành viên này bị lôi kéo vào Các cuộc nổi dậy của dân Ả Rập “Arab Spring.” Mặc dù không ai chỉ ra mối liên quan trực tiếp giữa sự xuất hiện của điện thoại shanzhai ở khu vực này và các cuộc nổi dậy diễn ra liền sau đó, thời báo The National đã lưu ý trước rằng “cuộc đua giảm giá không chỉ ở các thị trường bão hòa như Ấn Độ mà đã bắt đầu xuất hiện ở Los Angeles và đang nhắm vào khu vực Trung Đông nơi có đông khách hàng ở các thành phố như Cairo cũng như người dùng nhiều tiền ở UAE”.
Trong khi những người dân ở đây không được trang bị để sử dụng Facebook hay Twitter, một nhà hoạt động cách mạng có thể lẩn tránh hoặc phơi bày sự đàn áp của chính phủ nhờ các tính năng của điện thoại MediaTek như camera quay phim, và Bluetooth. Tất cả chỉ có giá 50 USD.
Phạm Duyên (Theo ictnews/FastCompany)