Hai nhóm hacker đình đám nhất tại thời điểm này - Anonymous và LulSec tuyên bố họ sẽ "sát cánh" trong một chiến dịch tấn công rầm rộ, quy mô rộng khắp nhằm vào các ngân hàng, cơ quan chính phủ và các mục tiêu lớn, nổi tiếng khác.
Đáng lo ngại hơn, hai nhóm hacker "đầu tàu" này còn khuyến khích các hacker khác ăn trộm và tiết lộ các thông tin tối mật mà họ chiếm đoạt được.
Với tên gọi "AntiSec", chiến dịch này đã hạ được nạn nhân đầu tiên vào đầu giờ sáng hôm nay, website của Cơ quan chống Tội phạm Nghiêm trọng, có tổ chức của Anh. Ngay sau khi "bắn hạ" thành công mục tiêu, LulzSec đã khoe ngay trên Twitter: "Tango down: http://t.co/JhcjgO9 , nhân danh AntiSec". Tuy nhiên đến thời điểm này thì trang web của cảnh sát Anh đã được khôi phục trở lại.
Trong thông cáo phát đi, LulzSec khẳng định ưu tiên đầu bảng của nhóm là đánh cắp và tiết lộ các thông tin tuyệt mật của chính phủ, như tài liệu, hồ sơ, email trao đổi. Mục tiêu chính là các ngân hàng, các tổ chức có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới. Và nếu như thế giới cố gắng giám sát bước đi của chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả bằng đại bác".
LulSec cũng kêu gọi các hacker khác cùng "đưa Internet trở lại trạng thái ngày xưa" và thiết lập "một tình thế hỗn loạn" trong thế giới ảo, thông qua việc phát tán, nhân rộng chiến dịch "AntiSec" bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào có thể.
Trên thực tế, các đợt tấn công nhằm vào Chính phủ Mỹ đã được hai nhóm hacker này tiến hành liên tiếp trong thời gian gần đây. LulzSec đã tấn công CIA, Thượng viện Mỹ, đối tác Infragad của FBI và nhiều website của Sony. Trước đây, từ tên gọi của nhóm, giới chuyên gia tin rằng mục tiêu cuối cùng của LulzSec chỉ là "tấn công cho vui" và khiến các nạn nhân phải "muối mặt", khác với tôn chỉ của Anonymous là truyền bá các thông điệp và tuyên ngôn về chính trị. Chính vì tôn chỉ này mà Anonymous được nhiều người gọi là nhóm "hacker chủ nghĩa". Nhóm đã tấn công chính phủ Iran, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời hạ gục Sony để phản đối việc hãng này kiện ra tòa các hacker bẻ khóa PlayStation 3. Trước đó, Anonymous từng tấn công PayPal, Visa và Mastercard sau khi các site này ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho trang WikiLeaks.
Trọng Cầm (Theo CNET)
>Hacker tấn công CIA: 'Sẽ tiếp tục hành động đến khi bị bắt'
>Website Việt trước nguy cơ chiến tranh mạng
>LulzSec tuyên chiến với hacker khét tiếng Anonymous
>Toàn cảnh hacker tấn công các trang mạng
>Website Việt trước nguy cơ chiến tranh mạng
>LulzSec tuyên chiến với hacker khét tiếng Anonymous
>Toàn cảnh hacker tấn công các trang mạng
Đáng lo ngại hơn, hai nhóm hacker "đầu tàu" này còn khuyến khích các hacker khác ăn trộm và tiết lộ các thông tin tối mật mà họ chiếm đoạt được.
Với tên gọi "AntiSec", chiến dịch này đã hạ được nạn nhân đầu tiên vào đầu giờ sáng hôm nay, website của Cơ quan chống Tội phạm Nghiêm trọng, có tổ chức của Anh. Ngay sau khi "bắn hạ" thành công mục tiêu, LulzSec đã khoe ngay trên Twitter: "Tango down: http://t.co/JhcjgO9 , nhân danh AntiSec". Tuy nhiên đến thời điểm này thì trang web của cảnh sát Anh đã được khôi phục trở lại.
Trong thông cáo phát đi, LulzSec khẳng định ưu tiên đầu bảng của nhóm là đánh cắp và tiết lộ các thông tin tuyệt mật của chính phủ, như tài liệu, hồ sơ, email trao đổi. Mục tiêu chính là các ngân hàng, các tổ chức có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới. Và nếu như thế giới cố gắng giám sát bước đi của chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả bằng đại bác".
LulSec cũng kêu gọi các hacker khác cùng "đưa Internet trở lại trạng thái ngày xưa" và thiết lập "một tình thế hỗn loạn" trong thế giới ảo, thông qua việc phát tán, nhân rộng chiến dịch "AntiSec" bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào có thể.
Trên thực tế, các đợt tấn công nhằm vào Chính phủ Mỹ đã được hai nhóm hacker này tiến hành liên tiếp trong thời gian gần đây. LulzSec đã tấn công CIA, Thượng viện Mỹ, đối tác Infragad của FBI và nhiều website của Sony. Trước đây, từ tên gọi của nhóm, giới chuyên gia tin rằng mục tiêu cuối cùng của LulzSec chỉ là "tấn công cho vui" và khiến các nạn nhân phải "muối mặt", khác với tôn chỉ của Anonymous là truyền bá các thông điệp và tuyên ngôn về chính trị. Chính vì tôn chỉ này mà Anonymous được nhiều người gọi là nhóm "hacker chủ nghĩa". Nhóm đã tấn công chính phủ Iran, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời hạ gục Sony để phản đối việc hãng này kiện ra tòa các hacker bẻ khóa PlayStation 3. Trước đó, Anonymous từng tấn công PayPal, Visa và Mastercard sau khi các site này ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho trang WikiLeaks.
Trọng Cầm (Theo CNET)
XEM CÁC THÔNG TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT TẠI ĐÂY |