Dù là rắn có độc hay không độc, các con bò sát này đều có cú vồ cắn cực nhanh và nguy hiểm, khiến con mồi khó có cơ hội tránh né hay tẩu thoát.

{keywords}

Lâu nay, người ta vẫn cho rằng, rắn hổ lục có độc sở hữu cú tấn công nhanh nhất trong họ nhà rắn. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các video quay chậm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện, đây chỉ là lầm tưởng và rằng các cú tấn công của rắn không độc cũng nhanh và hiệu quả tương tự khi tóm bắt con mồi.

Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy, cả rắn có độc và không độc đều tấn công quá nhanh đối với các động vật có vú thiếu may mắn, khiến chúng không thể né tránh hay chạy thoát thân.

{keywords} 

Các chuyên gia đến từ Đại học Louisiana (Mỹ) đã rút ra kết luận trên khi tiến hành đo phản ứng của các con rắn săn chuột vô hại cùng 18 con rắn có độc gồm 6 con rắn hổ lục và 12 con rắn đuôi chuông. Nhóm nghiên cứu sau đó nhử các con rắn tấn công bằng cách cho chúng tiếp xúc mục tiêu là một chiếc găng tay nhồi căng, rồi quay phim các phản xạ của chúng bằng máy quay tốc độ cao.

Kết quả thu được hé lộ, các con rắn lao mình về phía chiếc găng tay với bộ hàm ngoác rộng và thỉnh thoảng chìa cả những chiếc răng nanh ra ngoài. Xét cả về khoảng cách, thời gian và sự tăng tốc tối đa, pha tấn công của những con rắn không có nọc độc nhìn chung bằng hoặc có lúc nhỉnh hơn các con rắn độc.

{keywords} 

"Tất cả các con rắn đều có sự tăng tốc vồ mồi rất lớn (0,098 - 0,279 giây) ở khoảng cách ngắn (9 - 27cm) và trong khoảng thời gian ngắn (0,048 - 0,084 giây). Các con rắn đã cho thấy quá trình tăng tốc, tốc độ và thời gian tấn công gần như nhau. Song, khoảng cách tấn công tối đa giữa chúng rất khác nhau, với rắn chuông có khoảng cách tấn công tối đa ngắn hơn so với rắn săn chuột", trích báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Biology Letters.

Đối với nhiều con rắn, tấn công vừa được sử dụng để tóm bắt mồi, vừa giúp chúng chống lại các động vật ăn thịt. Để cuộc tập kích thành công, con rắn cần phải tiếp xúc với con mồi trước khi nó tẩu thoát hoặc ngăn chặn mối đe dọa trước khi gây ra tổn hại.

Các kỹ thuật tấn công của cả rắn có độc và không độc đều vô cùng hiệu quả, vì chúng được tiến hành còn nhanh hơn một cái chớp mắt của người, vốn kéo dài 0,202 giây. Điều này đồng nghĩa, các con rắn có xu hướng tạo ra sự va chạm nguy hiểm với mục tiêu trước khi mục tiêu có cơ hội phản ứng hoặc di chuyển.

"Các phản ứng giật mình của động vật có vú có thể kích các cơ trong 0,014 - 0,151 giây và tạo ra chuyển động quan sát được trong khoảng thời gian chỉ 0,06 - 0,395 giây. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy, cả rắn vô hại và có độc có thể chạm tới con mồi trong 0,05 - 0,09 giây, tức là thường nhanh hơn mức các động vật có vú có thể phản ứng", các chuyên gia giải thích thêm.

Nghiên cứu cũng khám phá ra rằng, các cuộc tấn công nhanh sẽ khiến các động vật khác âất tỉnh táo, nhưng rắn thì chống chịu được chúng. Chẳng hạn như, con người sẽ mất tỉnh táo khi ở mức tăng tốc mới đạt 21 - 23% mà rắn đạt được.

Tuấn Anh (theo Daily Mail)