- Một nữ sinh viên năm thứ nhất đã đứng dậy phản đối quan điểm của vị PGS.TS khi tranh luận về vấn đề hôn nhân đồng giới.
Mang thai hộ: Gái xinh ra giá gần 4 tỷ đồng
Ngoại tình... không sex
Gái làng chơi dùng bùa ngải để giữ khách
Chuyện khó tin trong lễ cưới tập thể lớn nhất Việt Nam
Thiếu nữ bị hại đời vì mẹ tin lời thầy bói
Ngoại tình... không sex
Gái làng chơi dùng bùa ngải để giữ khách
Chuyện khó tin trong lễ cưới tập thể lớn nhất Việt Nam
Thiếu nữ bị hại đời vì mẹ tin lời thầy bói
Hôn nhân đồng giới đe dọa tuyệt chủng giống nòi?
Vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận việc kết hôn đồng giới một lần nữa lại được đưa ra bàn luận trong hội thảo “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới” sáng 13/12 do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSee) tổ chức.
Rất nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, trái chiều về hôn nhân đồng giới, trong đó đa số chưa chấp nhận việc kết hôn giữa họ.
PGS. TS Phùng Trung Tập, Trưởng Bộ môn Luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội cho biết cá nhân ông chưa đồng ý việc kết hôn đồng giới bởi nó chưa phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
PGS. TS Phùng Trung Tập (Ảnh L.H) |
Theo ông Tập, ngay từ khi loài người ra đời đã có quan hệ tính giao nhưng là quan hệ tính giao giữa những cá nhân mang giới tính khác dấu. Hôn nhân đồng tính (tức quan hệ tính giao giữa những cá nhân mang giới tính cùng dấu) là trái với quy luật hàng ngàn năm của xã hội.
“Gia đình là một tế bào của xã hội. Bản chất của gia đình là sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, phát triển dân tộc. Khi công nhận hôn nhân đồng tính sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xã hội bởi hôn nhân đồng tính không thể sinh con đẻ cái. Nếu xã hội nào cũng thừa nhận thì có thể vài trăm năm sau loài người sẽ bị tuyệt chủng”, ông Tập phân tích thêm.
Đối với chuyện một số nước trên thế giới đã cho phép kết hôn đồng giới, ông Tập cho rằng chúng ta chưa nên học tập họ bởi pháp luật mang bản chất giai cấp và phụ thuộc vào trình độ kinh tế xã hội, quan niệm sống của từng dân tộc. Văn hóa, quan điểm, tôn giáo, trình độ kinh tế xã hội của nước ngoài khác Việt Nam nên không phải điều gì chúng ta cũng có thể “noi gương” họ.
“Dân trí, quan điểm sống, trình độ kinh tế xã hội nước ta hiện nay chưa phù hợp để công nhận hôn nhân đồng giới. Người đồng tính thích nhau, yêu nhau, quan hệ với nhau về thể xác, cảm xúc, chúng ta thừa nhận. Thừa nhận như một đơn vị xã hội, một nhóm người đặc biệt trong xã hội, chúng ta bảo đảm cho họ quyền hạnh phúc. Còn cho họ kết hôn hay không là chuyện khác”, ông Tập nói.
Trước ý kiến phản đối hôn nhân đồng giới của PSG.TS Phùng Trung Tập, em Vũ Phương Linh – sinh viên năm nhất ĐH Quốc gia Hà Nội đã lên tiếng “đáp trả” lại ý kiến này.
Em Linh cho rằng, nếu đưa ra quan điểm “kết hôn để duy trì nòi giống” để ngăn cản hôn nhân đồng giới thì tại sao pháp luật không cấm những người vô sinh, cấm người cao tuổi lấy nhau bởi họ cũng không thể duy trì nòi giống.
“Người ta cứ bảo rằng, người phụ nữ mà không sinh con đẻ cái thì không làm tròn bổn phận của một người mẹ, người vợ. Nhưng nếu thế thì mọi người chỉ xem người phụ nữ như một cái máy đẻ”, em Linh nói.
Với quan điểm của vị PGS cho rằng hôn nhân đồng giới sẽ đe dọa đến sự tuyệt chủng của nhân loại, em Linh nói:
“Theo em tìm hiểu, số lượng người đồng tính chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội. Thêm nữa, đâu phải chỉ có người đồng tính lấy nhau, những người dị tính chiếm hơn 90% dân số, họ cũng lấy nhau và sinh con đẻ cái. Dù kế hoạch hóa gia đình kêu gọi mỗi gia đình sinh từ 1-2 con nhưng nhiều gia đình vẫn sinh 3-4 con, thậm chí người dân ở các làng chài còn sinh 9-10 người con. Vậy đến bao giờ con người mới tuyệt chủng?
Vấn đề đất đai, nhà ở, y tế, lương thực thực phẩm còn đang là một nỗi lo, một bài toán khó khăn chưa thể giải quyết đối với việc gia tăng dân số thế giới. Vậy mà chúng ta lại lo đến thảm họa diệt chủng?”.
Kiến nghị cho người đồng tính chung sống có đăng ký
Trong báo cáo mới đây trình lên ban soạn thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, đoàn công tác liên ngành (gồm Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề nghị cho phép người đồng tính được kết hợp dân sự, chung sống có đăng ký.
Trước đó, trong tháng 10/2012, đoàn công tác đã đi khảo sát ở một số tỉnh phía Nam, ghé thăm cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại TP.HCM.
Báo cáo của đoàn công tác chỉ ra rằng, đồng tính là một xu hướng tính dục tự nhiên, việc thừa nhận cũng là tự nhiên, không nên ngăn cấm. Cùng với xu hướng phát triển thì hợp thức hóa hôn nhân giữa những người cùng giới là xu hướng tất yếu. Báo cáo còn chỉ ra mâu thuẫn pháp lý giữa cấm hôn nhân đồng giới (quy định tại khoản 5, điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) và cưỡng ép hôn nhân, cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn (khoản 2, điều 4).
Đoàn công tác liên ngành đề nghị cho phép người đồng tính được kết hợp dân sự, chung sống có đăng ký. (Ảnh minh họa) |
Do đó, đoàn đề nghị Ban soạn thảo Luật Hôn nhân và Gia đình cần có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm tâm sinh lý của người đồng tính, song tính và chuyển giới, đánh giá tác động của các quy định pháp luật trong tất cả phương án được đặt ra, để lựa chọn phương án khả thi nhất, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi công dân.
"Nên nghiên cứu để công nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký cho mọi cặp đôi không phân biệt giới tính, hoặc chỉ áp dụng cho các cặp cùng giới", báo cáo đề xuất.
Trong trường hợp, lần sửa đổi luật Hôn nhân và Gia đình vào năm tới chưa cho phép kết hôn đồng giới và chuyển đổi giới tính thì cũng nên có những quy định cụ thể điều chỉnh phát sinh khi người đồng tính sống với nhau như vợ chồng.
La Hoàn